Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 16 tháng 8 năm 2016 | 2:5

Agribank Đông Anh: Tiếp sức cho nông nghiệp, nông thôn phát triển

Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Đông Anh đã làm tốt vai trò hỗ trợ tín dụng cho công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn khu vực huyện Đông Anh (Hà Nội).

Người thợ làng nghề Vân Hà hăng say lao động sáng tạo.

Tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn

Ông Nguyễn Hữu Hòa, Giám đốc Agribank Đông Anh, cho biết: Tính đến hết ngày 31/05/2016, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 4.863 tỷ đồng, tăng 464 tỷ đồng, tốc độ tăng 10,5% so với năm 2015, đạt 94,9% so với kế hoạch năm 2016  (4.863/5.125 tỷ đồng). Tổng dư nợ thời điểm 31/5/2016 đạt 5.105 tỷ đồng, tăng +310 tỷ đồng, tốc độ tăng 6,5% so với năm 2015, đạt 93,1% so với kế hoạch năm 2016 được giao.

Bên cạnh đó, Agribank Đông Anh còn triển khai thực hiện rất tốt Nghị định 55: Đến ngày 31/5/2016, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Chi nhánh đạt 5.097 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ, tăng so với năm 2014 là 782 tỷ đồng. Doanh số cho vay, số khách hàng và dư nợ đều tăng trưởng.

Tổng dư nợ của Agribank Đông Anh đến ngày 31/5/2016 đạt 5.105 tỷ đồng. Trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 5.097 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ cho vay, tăng so với năm trước  782 tỷ đồng.                          

Trong đó, các lĩnh vực mà nguồn vốn tập trung cho vay gồm: sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn đạt 2.906 tỷ đồng, chiếm 57,01% tổng dư nợ cho vay theo Nghị định 55; cho vay phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn đạt 1.781 tỷ đồng, chiếm 34,9% tổng dư nợ cho vay theo Nghị định 55; cho vay kinh tế trang trại và các mô hình trang trại trên địa bàn đến thời điểm 31/5/2016  là 150 tỷ đồng, với 80 khách hàng, số khách hàng làm kinh tế trang trại vay vốn chiếm 14,2% tổng số khách hàng có mô hình kinh tế trang trại, tỷ lệ này còn thấp so với tiềm năng phát triển kinh tế đối với khách hàng làm kinh tế trang trại trên toàn huyện.

Dư nợ kinh tế hộ sản xuất và cá nhân đạt 2.827 tỷ đồng, tăng 192 tỷ đồng, chiếm 55,4% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay qua tổ vay vốn dư nợ đạt 164 tỷ đồng với 496 tổ/3.570 thành viên (cho vay qua Hội Nông dân là 378 tổ với số tiền 129 tỷ đồng; Hội Phụ nữ 118 tổ với 35 tỷ đồng).

Hỗ trợ tín dụng cho làng nghề phát triển

Ông Nguyễn Văn Thơm, Giám đốc Phòng giao dịch Vân Hà (thuộc Agribank Đông Anh), cho hay: “Nhiều năm qua, Phòng giao dịch Vân Hà đã thực hiện tốt việc cho vay vốn hỗ trợ phát triển làng nghề ở các xã Vân Hà và Liên Hà. Tính đến hết ngày 31/5/2016, tổng dư nợ của phòng đạt 538,9 tỉ đồng, trong đó có tới 70% cho vay sản xuất kinh doanh tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà”.

Bà Hoàng Thị Xoa, chủ một cơ sở kinh doanh đồ gỗ ở thôn Thiết Bình (xã Vân Hà), tâm sự: Nhờ nguồn vốn vay của Agribank Đông Anh (15 tỉ đồng), cơ sở của tôi đã mở rộng thị trường, duy trì việc kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho hàng chục lao động.  “Nếu không có Agribank Đông Anh hỗ trợ vốn, chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn vì nghề này đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để mua nguyên vật liệu và quay vòng vốn. Trong khi vốn tự có không nhiều thì nguồn vốn của Agribank Đông Anh, mà cụ thể là từ Phòng giao dịch Vân Hà, rất đáng quý để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống tồn tại cả trăm năm của chúng tôi”, bà Xoa nói.

Anh Nghiêm Hữu Sáng, chủ một cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở thôn Thiết Bình, xã Vân Hà cho biết thêm: “Đúng lúc đang thiếu vốn để thực hiện các đơn hàng đã nhận thì tôi được Agribank Đông Anh cho vay 5 tỉ đồng, giúp giải được cơn khát vốn để tập trung sản xuất”.

Với 99,8% dư nợ phục vụ nông nghiệp, nông thôn, Agribank Đông Anh đã và đang đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Đông Anh.                                                                      

Đỗ Hùng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top