Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 3 năm 2017 | 10:14

Anh Điệp làm giàu nhờ mô hình VAC

Trang trại mô hình VAC của anh Phùng Quang Điệp (sinh năm 1985 ở Ba Vì – Hà Nội) là mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu được bà con nông dân địa phương học hỏi.

Với mô hình VAC trên diện tích 3ha, mỗi năm gia đình anh có thu nhập gần1 tỷ đồng.

Năm 2012, anh Điệp đi nước ngoài về và làm ăn kinh tế ở nhà, nhưng sau khi thấy gia đình trồng lúa không hiệu quả vì đồng trũng nước chỉ cấy được 1 vụ/năm, anh đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình VAC. Anh kiên trì cải tạo đất ruộng thành ao thả cá, trồng bưởi và chuồng trại chăn nuôi. Sau 2 năm chăn nuôi có hiệu quả, với số tiền tích góp được, anh mua thêm đất xung quanh và dồn được 3ha. Trang trại VAC của anh Điệp gồm 3.600m2 chuồng trại nuôi heo và gà mía, trồng bưởi trên thành rặng trên các bờ ao và ao nuôi cá rộng gần 24. 840m2, còn lại là khu nhà ở và nhà kho.

Khu trang trại, anh Điệp chia làm 2 khu: Nuôi heo thịt và gà mía. Khu nuôi heo với 500 đầu heo chia làm 3 chuồng nuôi gối nhau. Thực hành, nghiên cứu về ngành chăn nuôi từ A-Z, từ phòng bệnh đến chữa bệnh cho gia sức, gia cầm nên anh Điệp hạn chế được rủ ro cộng thêm tìm hiểu thị trường nên trừ hết chi phí, anh thu từ 270-300 triệu đồng/năm. Ngoài việc nuôi heo, anh còn nuôi gà mía cũng cho thu nhập cao từ 100 – 150 triệu đồng/năm.

Anh còn kết hợp nuôi cá, chủ yếu là cá trắm và cá chép bằng cách tận dụng nguồn phân thải của heo và gà làm thức ăn cho cá, tiết kiệm được chi phí. Mỗi năm thu hoạch 2 lần vào tháng 4 và 9, trừ chi phí mỗi năm anh thu gần 500 triệu đồng.

Vườn bưởi da xanh của anh Điệp.

Tận dụng dải đất trên bờ cá, anh đã kết hợp trồng bưởi ra xanh. Cứ ngỡ bưởi da xanh chỉ trồng được trong miền Nam, nhưng anh đã thử và thành công. Vừa tiết kiệm diện tích lại làm cho ao cá thoáng mát, vườn bưởi của anh đang bước vào năm thứ 4, với lãi gần 30 triệu đồng/năm.

Như vậy, tổng thu nhập sau khi trừ chi phí từ mô hình VAC khép kín đã mang lại cho gia đình anh Điệp gần 1 tỷ/năm.

Hiện, anh Điệp đang tham gia Hợp tác xã Thuỷ sản Đồng Tâm tại địa phương và anh còn được nhận bằng khen của Hợp tác xã Nông Nghiệp xã Phú Đông và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Vì do có thành tích trong phong trào làm giàu bằng mô hình VAC .

Thu Phương

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tăng cường ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top