Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 3 năm 2018 | 10:19

Áp lực xuất khẩu tôm nước lợ đạt trên 4,2 tỷ USD

Trong năm nay sẽ tiếp tục có nhiều áp lực lớn đối với công tác quản lý nhà nước với ngành tôm, trước hết là đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu tôm nước lợ đạt trên 4,2 tỷ USD.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám, trong năm nay sẽ tiếp tục có nhiều áp lực lớn đối với công tác quản lý nhà nước với ngành tôm, trước hết là đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu tôm nước lợ đạt trên 4,2 tỷ USD.


Điều này xuất phát từ bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, dịch bệnh tôm, ô nhiễm môi trường, các rào cản kỹ thuật như thuế chống bán phá giá, vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước của các thị trường nhập khẩu…


Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng thừa nhận, năm 2017, ngành tôm được đánh giá là lợi thế. Tuy nhiên, trong bối cảnh vẫn còn những khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, cạnh tranh của thị trường xuất khẩu nhưng toàn ngành đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức.


Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng nhấn mạnh, năm nay cũng có những tín hiệu khả quan cho ngành tôm Việt Nam như Việt Nam đã đảm bảo tự sản xuất, cung ứng đủ giống tôm sú bố mẹ sạch bệnh; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và khởi công.


“Bên cạnh đó, Tập đoàn Minh Phú đang đề xuất lập dự án xây dựng Khu phức hợp công nghệ cao về tôm tại Kiên Giang, chuỗi sản xuất tôm bước đầu hình thành, một số mô hình nuôi công nghệ cao, nuôi tôm sạch đảm bảo an toàn thực phẩm phát triển tốt. Đây là những tiền đề thuận lợi để ngành tôm phấn đấu đạt kế hoạch năm 2018 và mục tiêu đến năm 2015,” Thứ trưởng Vũ Văn Tám nêu rõ.


thu_hoach_tom.jpg
Thu hoạch tôm nuôi ở Bạc Liêu. (Nguồn: Huỳnh Sử/TTXVN)

 

Để đạt được những kế hoạch đặt ra trong năm, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện tốt Quyết định 79/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các nội dung hướng dẫn văn bản số 1623/BNN-TCTS của Bộ NN và PTNT về triển khai Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam, xây dựng kế hoạch cụ thể tại địa phương.

Trong đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu các địa phương cần lưu ý tập trung tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm tôm bằng các giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến; không sử dụng hóa chất, kháng sinh; đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết…


Đồng thời, yêu cầu các đơn vị cơ sở chỉ đạo các cơ quan chức năng làm tốt công tác quản lý tôm giống, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp ương giống lớn để cung cấp cho các hộ nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi sinh thái, liên kết, cung ứng giống chất lượng tốt cho người nuôi. Quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào, tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.


Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng giao Tổng cục Thủy sản tăng cường kiểm tra trách nhiệm quản lý chất lượng tôm giống bố mẹ nhập khẩu đã phân cấp cho các địa phương; phối hợp tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh tôm giống và công khai trên Website của Tổng cục Thủy sản. Đồng thời hỗ trợ Tập đoàn Minh phú xây dựng khu phức hợp ứng dụng công nghệ cao về tôm tại Kiên Giang…


Với Cục Thú y, nhiệm vụ được giao là phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh tôm, tháo gỡ rào cản kiểm dịch ở các thị trường nhập khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu


Ngoài ra, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm soát chặt việc lưu thông, buôn bán tôm giống trôi nổi, nhất là các chợ tôm giống tự phát; quản lý tốt chất lượng vật tư đầu vào và nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu..../.

Năm 2017, ngành tôm được đánh giá là có lợi thế, được mùa được giá, sản xuất và chế biến xuất khẩu tôm đạt kết quả tốt, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt trên 3,85 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2016.



Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top