Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 7 năm 2016 | 10:4

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh tái đắc cử Phó Chủ tịch nước

Sáng nay (27/7), đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu kín bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Với tỷ lệ 478/487 phiếu hợp lệ tán thành (chiếm 96,76% tổng số đại biểu Quốc hội). 9 phiếu không đồng ý (chiếm 1,82% tổng số đại biểu Quốc hội), bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2016 (từ tháng 4/2016) được Quốc hội bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016- 2021

Ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nhiệm kỳ 2011-2016 (từ tháng 4/2016) tiếp tục được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chánh án Toà án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2016- 2021 với 473/488 phiếu tán thành (chiếm 95,75% tổng số đại biểu Quốc hội). 15 phiếu không đồng ý (chiếm 3,04% tổng số đại biểu Quốc hội)

Ông Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao nhiệm kỳ 2011-2016 (từ tháng 4/2016) cũng tiếp tục được bầu vào vị trí Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2016- 2021 với 448/487 phiếu tán thành (chiếm 90,69% tổng số đại biểu Quốc hội). 39 phiếu không đồng ý (7,89% tổng số đại biểu Quốc hội).

Ngay sau khi được bầu, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội.

“Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, và đồng bào cử tri cả nước, tôi – Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nước CHXHCN Việt Nam tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó” - Chánh án Nguyễn Hoà Bình tuyên thệ.

DT.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top