Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 6 năm 2018 | 10:13

Bắc Giang: Tổ chức Diễn đàn sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2018

Ngày 8/6, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế sản xuất, tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trung tỉnh Bắc Giang năm 2018.

img_20180608_122801.jpg
 Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ Tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn

 

Phát biểu tại Diễn đàn ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết. Những năm gần đây tỉnh Bắc Giang đã hình thành được một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn như: Lúa chất lượng 26.000 ha, sản lượng 160-200 nghìn tấn; rau chế biến, rau an toàn lớn; hình thành vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 3 toàn quốc, vùng trồng vải thiều chuyên canh đứng thứ nhất, diện tích hơn 28.000 ha, sản lượng 160 - 200 nghìn tấn.

Đàn gà trên 18 triệu con/năm, đứng thứ 3 toàn quốc; tổng đàn lợn trên 1,3 triệu con, đứng thứ 3 toàn quốc. Bắc Giang đã xây dựng được 52 sản phẩm nông sản có tính chất đặc trưng, chủ lực và tiềm năng của địa phương, trong đó có 4 sản phẩm nông sản hàng hóa cấp tỉnh (vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mỳ Chũ và chè xanh Bản Ven).

 

20180608_083219.jpg

Toàn cảnh buổi pDiễn đàn

 

Một số sản phẩm đang xây dựng theo hướng đạt tiêu chí sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực của tỉnh. Cùng với đó, Bắc Giang đã kịp thời chỉ đạo các sở chức năng phối hợp với các địa phươn hướng dẫn người nông dân sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn hữu cơ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, chăm sóc, thu hoạch bảo quản và chế biến nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, được thị trường trong và ngoài nước biết đến.

Trong các sản phẩm nông sản hàng hóa cấp tỉnh nổi lên cả là cây vải thiều. Diện tích trồng vải thiều năm 2018, duy trì hơn 28.000ha, thời tiết thuận lợi nên vải thiều sinh trưởng và phát triển tốt, sản lượng ước đạt từ 150 đến 180 nghìn tấn.

20180608_093514.jpg
 Phó thủ tướng trực tiếp thăm và mếm vải thiều

 

Trong đó, vải thiều được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP diện tích 13.500ha, sản lượng ước đạt 90 nghìn tấn; theo tiêu chuẩn Globalgap đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang tất cả các thị trường khó tính trên thế giới, diện tích 218,5ha sản lượng đạt trên 10 nghìn tấn.

Đàn gà của Bắc Giang đạt 18 triệu con, đứng thứ 3 toàn quốc; riêng Gà đồi Yên Thế có khoảng 14 triệu con, sản lượng đạt từ 23 - 28 nghìn tấn/năm. Với nhiều sản phẩm chế biến đa dạng, đã được trao Cúp chứng nhận “Sản phẩm tin dùng” và “Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á - ASEAN BEST FOOD”…

Theo ông Thái, bên cạnh những thuận lợi việc tiêu thụ hàng nông sản nói chung, vải thiều nói riêng còn một số khó khăn; qua Diễn đàn này, Bắc Giang kỳ vọng, những khó khăn sẽ được cải thiện.

Thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản nói chung chưa mang tính bền vững. Tình trạng tiêu thụ tự phát không thông qua hợp đồng vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Riêng vải thiều, đã có một số liên kết giữa doanh nhiệp xuất khẩu, các trung tâm thương mại, siêu thị với các doanh nghiệp, HTX, tổ liên kết sản xuất, tiêu thụ vải thiều, song cũng chưa mang tính đại trà.

Vải thiều có tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn, song đến nay vẫn chưa có giải pháp tối ưu bảo quản trong thời gian dài, công nghệ bảo quản chủ yếu là ướp lạnh tạm thời…

Hiện, Bắc Giang đang bước vào những ngày đầu của vụ thu hoạch vải thiều năm 2018: Các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã chủ động, sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người trồng vải, doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước trong công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều.

20180608_093131.jpg
 Phó thủ tướng thăm nhiều mặt hàng chủ lực của tỉnh Bắc Giang
 

Qua Diễn đàn, ông Thái đề nghị các bộ ngành tiếp tục đàm phán với các cơ quan chức năng của Trung Quốc về điều kiện xuất khẩu vải thiều chính ngạch sang Trung Quốc; đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu quả vải thiều sang các thị trường mới; mong Chính phủ Trung Quốc sớm phê chuẩn dịch vụ visa tại chỗ tại Cửa khẩu Hữu Nghị và triển khai mô hình thông quan “Hai quốc gia một kiểm tra”. Chỉ đạo rà soát về quy trình chứng nhận VietGAP theo hướng đơn giản hóa, dễ thực hiện, với chi phí hợp lý.

Hỗ trợ tỉnh Bắc Giang và các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại bảo quản, chế biến vải thiều, đảm bảo thời gian để xuất khẩu đến các thị trường tiềm năng…

Tiếp tục hỗ trợ Bắc Giang trong công tác tuyên truyền, vận động, quảng bá và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ, xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là quả vải thiều. Phối hợp thực hiện liên kết vùng, kết nối giao thương trong sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nói chung, vải thiều nói riêng. Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng về mẫu mã, thị hiếu đối với các loại nông sản; giới thiệu cho Bắc Giang các doanh nghiệp, thương nhân có tiềm lực, kinh nghiệm đến đầu tư sản xuất và tiêu thụ vải thiều… 

20180608_0928470.jpg

 

Theo ông Vũ Đào, Giám đốc Công ty TNHH Phong Sơn, để trái vải thiều bay cao vươn xa ra khắp thế giới các hộ nông dân cần tự giác tuân thủ theo quy định VietGAP và GLOBAL GAP bên cạnh đó cần có sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền để cán bộ khuyến nông và bảo vệ thực vật tại địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ và hướng dẫn các hộ dân ghi chép và nhập thông tin kịp thời làm cơ sở dữ liệu cho truy xuất nguồn gốc.

Trái vải thiều rất khó bảo quản lâu ở nhiệt độ thường, chưa kể nhiệt độ như thiêu, như đốt khi vào chính vụ. Việc đầu tư công nghệ sơ chế, đóng gói, bảo quản vải thiều hiện đại, đắt tiền như của Israen thì có thể nhưng tính hiệu quả không cao vì bị “đắp chiếu”. Công ty chúng tôi mong muốn có nhà sản xuất cung ứng được thành phẩm trái vải thiều tươi mang thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn” đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi bất cứ thị trường nào trên thế giới, ông Đào cho biết thêm.

 

20180608_0926050.jpg

 

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Công Tưởng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, cho biết, thời gian tới tỉnh tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo các cơ quan trong tỉnh phối hợp với phía Quảng Tây (Trung Quốc) để tạo thuận lợi cho thông quan hành hóa; đẩy mạnh cải cách thhur tục hành chính; phân luồng, điều tiết, bổ sung sắp xếp hợp lý các xe chở hàng xuất khẩu tại các bến bãi trong cửa khẩu và trên quốc lộ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa xuất khẩu, cử cán bộ trực 24/24 giờ để đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực xuất khẩu. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, cho biết: "Tôi đánh giá cao sáng kiến của tỉnh Bắc Giang trong tổ chức Diễn đàn kinh tế về sản xuất, tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang. Đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng, thu hút được sự quan tâm các Bộ, ngành TW, các tỉnh, thành phố; đặc biệt là các sở ban ngành của Trung Quốc cùng cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước... Diễn đàn được tổ chức vào thời điểm chuẩn bị vụ thu hoạch chính của vải thiều sẽ thúc đẩy tiêu thụ vải thiều cho bà con nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững.

20180608_0930020.jpg

 

Diễn đàn hôm nay là cơ hội tốt để quảng bá các thương hiệu nông sản của tỉnh, đặc biệt là quả vải thiều. Quả vải thiều đã mang lại giá trị kinh tế cao và trở thành một quả đặc sản chủ lực, đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Tôi đánh giá cao cách tiếp cận, phát triển thị trường của tỉnh Bắc Giang trong việc chủ động xác định thị trường để tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Kinh nghiệm tiêu thụ vải thiều trong nhiều năm qua của tỉnh sẽ là bài học để phát triển và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực khác. Tôi tin rằng thời gian tới, Bắc Giang sẽ có bước đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất và tiêu thụ nông sản".

Kết thúc diễn đàn, ông Bùi Văn Hải, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang cho biết: "Bước vào mùa thu hoạch vải thiều năm 2018, với những nỗ lực đổi mới tổ chức sản xuất, người trồng vải Bắc Giang đang vui mừng trước sản lượng tăng cao gần 2 lần so với năm trước. Do đặc thù tính thời vụ cao, thời gian thu hoạch vải thiều chỉ trong khoảng hơn 1 tháng, đòi hỏi việc tổ chức tiêu thụ hết sức khoa học và đồng bộ.

img_20180608_122748.jpg
Ông Bùi Văn Hải, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang phát biểu kết thúc Diễn đàn 

Bên cạnh sự chủ động triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ của các cấp, các ngành trong tỉnh, thông qua Diễn đàn hôm nay, tôi trân trọng đề nghị các bộ, ngành Trung ương, các địa phương, doanh nghiệp, thương nhân, cơ quan báo chí cả trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế tiếp tục đồng hành, sát cánh giúp tỉnh Bắc Giang, giúp người trồng vải đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ.

Chúng tôi ý thức rằng, những giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp này là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định tạo nên thắng lợi của mùa vải thiều năm nay, không chỉ mang lại niềm vui, ấm no, hạnh phúc cho người trồng vải Bắc Giang, mà còn góp phần vào thành công của các nhà phân phối và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Chúng tôi tin tưởng, năm 2018, tiếp tục là một năm thành công của người dân trồng vải, doanh nghiệp, thương nhân tham gia tiêu thụ vải thiều.

20180608_1101481.jpg

 Phó thủ Tướng Vương Đình Huệ tham dự lễ cắt băng xuất hành chuyến vải thiều Lục Ngạn đi TP. HCM.

 

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top