Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 8 năm 2013 | 4:9

Bài 1: MB Bank Hoàn Kiếm: Thoái thác trách nhiệm bảo lãnh?

KTNT- Nhận bảo lãnh cho một doanh nghiệp thu mua dây đồng tại KCN Phúc Điền (Cẩm Giàng – Hải Dương) nhưng đến khi phát sinh việc nợ tiền thanh toán, Ngân hàng thương mại CP Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm (MB Bank Hoàn Kiếm) lại thoái thác trách nhiệm, bỏ mặc doanh nghiệp đi đòi nợ một mình...Trong đơn gửi Báo Kinh tế nông thôn, đại diện Công ty cổ phần Trường Phú ở Lô A2, KCN Phúc Điền phản ánh: Tháng 04 và 05/2012, Công ty Trường Phú có ký hợp đồng bán dây đồng nguyên chất cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú theo phương thức thanh toán chậm 90 ngày với Bản bảo lãnh thanh toán của MB Bank Hoàn Kiếm.

Biên bản xác nhận công nợ ngày 31/1/2013 giữa Công ty Trường Phú và Thiên Phú.

Từ tháng 05/2012 đến tháng 07/2012, Công ty Trường Phú đã bàn giao đủ hai lô hàng, đúng chủng loại, số lượng theo hợp đồng và hai phụ lục hợp đồng đã ký cho công ty Thiên Phú. Tuy nhiên, đến thời hạn thanh toán là ngày 27/7/2012 và ngày 28/08/2012, Công ty Thiên Phú không thanh toán tiền mua hàng cho Công ty Trường Phú.

Công ty Trường Phú đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu Chi nhánh Ngân hàng MB Hoàn Kiếm phối hợp với Công ty Thiên Phú thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán nhưng phía MB Bank Hoàn Kiếm không thể hiện thái độ thiện chí và tích cực giải quyết việc bảo lãnh thanh toán.

Công ty Trường Phú cung cấp các loại hồ sơ như: Hợp đồng kinh tế số 035/2011/HĐKT/TGP-TP ký ngày 15/06/2011, Phụ lục hợp đồng số 10-035/PLHĐ/TGP-TP ký ngày 02/04/2012 và Phụ lục hợp đồng số 11-035/PLHĐ/TGP-TP ký ngày 02/05/2012  và Giấy bảo lãnh của Ngân hàng MB Hoàn Kiếm số B15-MD1211000900 ngày 09/04/2012 và Giấy bảo lãnh của Ngân hàng số số B15-MD1212900800 ngày 09/05/2012, bản đối chiếu xác nhận công nợ có xác nhận của hai công ty… với tổng giá trị Hợp đồng là hơn 25 tỷ đồng. Trong đó, giá trị hai bản bảo lãnh thanh toán của MB Bank Hoàn Kiếm là 26 tỷ đồng.

 Theo Công ty Trường Phú, việc MB Bank Hoàn Kiếm cố tình khất lần,
 không hợp tác phối hợp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán cho Công ty
 Trường Phú theo Giấy bảo lãnh đã làm mất niềm tin của khách hàng đối với
 hệ thống Ngân hàng Quân đội MB.


Sau một năm, với nhiều lần gửi công văn và trực tiếp đến MB Bank Hoàn Kiếm yêu cầu Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán và đã hoàn tất các thủ tục giấy tờ theo yêu cầu của Chi nhánh Ngân hàng MB Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, đến nay Công ty Trường Phú vẫn chưa nhận được sự hợp tác của MB Bank Hoàn Kiếm.

Trong khi đó, Công ty Trường Phú đang gặp khó khăn trong việc thanh toán L/C (thanh toán bằng thư tín dụng) tại Chi nhánh Ngân hàng MB Mỹ Đình, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho việc kinh doanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian từ tháng 07/2012 đến nay. Theo lãnh đạo Công ty Trường Phú, việc MB Bank Hoàn Kiếm cố tình khất lần, không hợp tác phối hợp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán cho Công ty Trường Phú theo Giấy bảo lãnh đã làm mất niềm tin của khách hàng đối với hệ thống Ngân hàng Quân đội MB.

Ngày 15/8/2013, Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã liên hệ làm việc với phía MB Bank Hoàn Kiếm nhưng chưa nhận được sự hợp tác. Đề nghị lãnh đạo Ngân hàng Thương mại CP Quân đội sớm chỉ đạo xử lý vụ việc trên.
 
Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải các thông tin tiếp theo tới bạn đọc./.
Duy Phong






KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top