Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 20 tháng 9 năm 2014 | 10:8

Bài 4: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai, trốn thuế?

KTNT - Tại cuộc họp giao ban báo chí quý III/2014, ông Nguyễn Minh Giao, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương, xác nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung, đang sở hữu vài chục hecta cao su và từ năm 2000 - 2004, ông Cung có thu nhập 50 triệu đồng/ngày (gấp gần 20 lần lương tháng của công chức đại học bậc 1) từ thu hoạch cao su là chuyện bình thường. Với thu nhập “khủng” như vậy, việc đóng thuế thu nhập cá nhân của ông Cung sẽ như thế nào?
 
Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) có những phân tích xung quanh vấn đề này.
 

Bài 3: Sai phạm từ đầu nhưng chính quyền làm ngơ?


Về nguồn gốc vài chục hecta cao su
 
Theo thông tin từ cuộc họp báo, thời điểm từ tháng 1/1997 đến tháng 12/2000, Công ty Chế biến cây công, nông nghiệp xuất khẩu tỉnh Bình Dương (Sobexco), do hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, đã giải thể, UBND tỉnh Bình Dương ban hành nhiều văn bản thu hồi đất của Sobexco. Trong đó, giao cho dân nhận khoán 320,24ha; bán thẳng vườn cây cao su cho người sử dụng 306,979ha; đấu giá vườn cây cao su 352ha; đấu giá đất chuyên dùng: 0,918 ha. Ông Cung được giao phần đất nằm trong diện “giao cho dân đã nhận khoán” trong khi ông Cung đang là công chức.

Ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (bên trái).
 
Căn cứ vào thông tin về thời điểm giao đất cho ông Cung, trường hợp trên được điều chỉnh của Luật Đất đai năm 1993, Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999. Điều 44 Luật Đất đai năm 19993 quy định: “Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây hàng năm của mỗi hộ gia đình là không quá 3ha do Chính phủ quy định cụ thể đối với từng địa phương”. Theo quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 85/1999/NĐ-CP, hạn mức giao đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm là không quá 10ha. Điều 8, Nghị định số 85/NĐ-CP quy định: “Đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và bộ đội về hưu hoặc nghỉ mất sức đang hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên, nếu có khả năng sản xuất, có nhu cầu sử dụng đất, thì UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào quỹ đất ở tại địa phương và tùy theo đối tượng cụ thể mà cho họ được thuê có thời hạn một số đất để sản xuất…”.
 
Đối chiếu với các quy định của pháp luật tại thời điểm đó có thể khẳng định: ông Cung là Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, đương nhiên không phải là đối tượng được giao đất. Câu hỏi đặt ra là, tại sao ông Cung vẫn được giao đến 50ha?
 
Điều 86 Luật Đất đai năm 1993 quy định: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, quyết định xử lý trái pháp luật hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
 
Điều 174, Bộ luật Hình sự 1999 quy định: Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai            
          1.  Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
          2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
         a) Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;
         b)  Gây hậu quả nghiêm trọng.
         3.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
         
Với chức vụ nhiều năm là Phó chủ tịch UBND tỉnh, rồi Chủ tịch UBND tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, ông Cung có lạm dụng quyền hạn, chức vụ trong việc giao đất không?  Phải chăng ông Lê Thanh Cung là trường hợp “ngoại lệ” được  hoặc miễn trừ?
 
Vi phạm pháp luật về thuế?
 
Cũng theo thông tin từ buổi hợp báo: “Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2004, ông Lê Thanh Cung có thu nhập bình quân 50 triệu đồng/ngày”, tổng thu nhập trong 05 năm là 64 tỷ đồng.
 
Điều 2, Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/UBTVQH11 quy định: Các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập bao gồm: “Thu nhập thường xuyên dưới các hình thức: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng; các khoản thu nhập ngoài tiền lương, tiền công do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp….”.
 
Điều 10, Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập thường xuyên áp dụng cho công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư ở Việt Nam: đơn vị 1.000 đồng                
 
Bậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%)
1 đến 3.000 0
2 Trên 3.000 đến 6.000 10
3 Trên 6.000 đến 9.000 20
4 Trên 9.000 đến 12.000 30
5 Trên 12.000 đến 15.000 40
6   Trên 15.000 50

Đối với các cá nhân, sau khi đã nộp thuế thu nhập theo quy định tại biểu thuế này, nếu phần thu nhập còn lại bình quân trên 15.000.000 đồng/tháng, nộp bổ sung 30% số vượt trên 15.000.000 đồng.
 
Theo quy định trên, nếu đúng như thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương xác nhận: Từ năm 2000-2004, ông Cung thu nhập bình quân 50 triệu đồng/ngày, mỗi tháng ông Cung phải nộp thuế 648.000.000 đồng.
 
Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao còn quy định: Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài và cá nhân khác định cư tại Việt Nam có thu nhập; người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập.
 
Cá nhân, tổ chức có hành vi khai man, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế thu nhập theo quy định của Pháp lệnh này còn bị phạt tiền từ một đến ba lần số thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
 
Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:
 
1.  Người nào trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
 
2.  Phạm tội trốn thuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng  hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
 
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
 
Từ các thông tin về thu nhập, về vài chục hecta cao su của ông Lê Thanh Cung do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương cung cấp, căn cứ theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, pháp luật về thuế, trách nhiệm của cơ quan chức năng là thanh tra, kiểm tra làm rõ và trả lời công luận./.  
 
                                             Nhóm PVĐT (ghi)
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top