Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 2 năm 2019 | 11:9

Bảo tồn, bảo tàng là phục vụ cách mạng

Đó làm nhiệm vụ chính trị trọng tâm mà Ban Quản lý Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào (gọi tắt là BQL KDT Tân Trào), đơn vị đang quản lý 41 di tích lịch sử cấp Quốc gia, 45 di tích di tích cấp tỉnh, 91 di tích đã hoàn thiện hồ sơ khoa học,

tr13d.JPG
Lán cảnh vệ, nơi các đồng chí cảnh vệ đã ở, bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh từ cuối tháng 5 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945.

 

Bảo tồn giá trị lịch sử

Năm 1999, UBND tỉnh Tuyên Quang quyết định thành lập Bảo tàng Tân Trào ATK; đến năm 2008, đổi tên thành BQL KDT Tân Trào.

Sau khi thành lập, ngoài việc xắp xếp lại nơi ở, làm việc, cải tạo lại sân vườn khu cơ quan, khu nhà trưng bày, nơi đón tiếp khách tham quan, khuôn viên các di tích, BQL đã bắt tay ngay vào việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn 11 xã thuộc hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn (Tuyên Quang).

BQL KDT Tân Trào đã sưu tầm được 180 tài liệu, hiện vật gốc. Trong đó, 126 hiện vật thể khối, 54 tài liệu giấy; khai thác tại các trung tâm lưu trữ và các bảo tàng được 291 ảnh, 746 đầu tài liệu có giá trị, thiết lập được tủ sách tham khảo với gần 700 đầu sách, từng bước bổ sung, hoàn thiện 177 hồ sơ di tích trên địa bàn do đơn vị quản lý.

Bên cạnh 03 di tích nguyên gốc gồm: Đình Tân Trào, Đình Thanh La, Đình Hồng Thái, hiện nay đã có nhiều di tích được phục hồi đưa vào sử dụng như: Lán Hang Thia; Lán Hang Bòng; cụm di tích Nà Nưa, cụm di tích Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ, cụm di tích ATK Kim Quan; cụm di tích Nha Công an Trung ương…

Ngoài ra, có gần 20 di tích, cụm di tích được xây nhà bia, 50 di tích được xây bia ghi dấu sự kiện. Các di tích được bảo tồn, tu bổ, tôn tạo hằng năm. Đặc biệt, Ban đã lập hồ sơ di tích Quốc gia đặc biệt và được Thủ tướng Chính phủ có quyết định công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào vào tháng 5/2012.

Ban đã phối hợp với các đơn vị liên quan lập các quy hoạch bảo quản, tu bổ di tích và phát triển du lịch, dựa trên cơ sở  Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025; Quyết định số 2073/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Theo bà Hoàng Như Loan, Giám đốc BQL KDT Tân Trào, hiện, Ban quản lý 41 di tích đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia; 45 di tích được cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh; 91 di tích đã hoàn thiện hồ sơ khoa học. Đó là một khối lượng công việc không hề nhỏ so với số lượng cán bộ, viên chức của đơn vị.

Tuy nhiên, bằng sự cần mẫn hăng say trong công việc, mỗi cá nhân trong đơn vị luôn xác định sự nghiệp bảo tồn, bảo tàng là phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá luôn gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về khu di tích, Ban quản lý đã chủ động lập, quản lý và khai thác hiệu quả website www.dulichtantrao.com.vn; phát hành hàng chục nghìn ấn phẩm tuyên truyền về khu di tích, về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này giúp lượng khách đến khu di tích ngày một tăng.

Từ năm 2013 đến nay, Ban kêu gọi cán bộ, viên chức đóng góp ngày lương được trên 180 triệu đồng thực hiện chương trình “Góp sức cùng học sinh nghèo vùng chiến khu đến trường”. Số tiền nói trên dành tặng các suất học bổng, sửa chữa lớp học, tặng xe đạp, sách vở… đến các em học sinh và gia đình có hoàn cảnh khó khăn của nhiều xã trong huyện Sơn Dương.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top