Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 7 năm 2018 | 8:45

Bộ đội Biên phòng An Giang thu hoạch lúa “chạy lũ” giúp dân

Nằm giúp nhân dân nhanh chóng khắc phục hậu quả của mưa lũ, BĐBP An Giang đã huy động 80 cán bộ, chiến sĩ phối hợp cùng dân quân các xã trên địa bàn huyện An Phú (An Giang) xuống đồng giúp nhân dân thu hoạch lúa.

nhiều-diện-tích-lúa-của-bà-con-bị-ngập-do-lũ-về-sớm-kèm-theo-mưa-lớn-kéo-dài-trong-nhiều-ngày.jpg

Chiến sĩ BĐBP giúp dân thu hoạch lúa “chạy lũ” (ảnh báo Biên phòng) 

 

Theo ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng NN-PTNN huyện An Phú (An Giang), hiện nay nước lũ đang về sớm hơn nửa tháng so với các năm trước đã làm thiệt hại hơn 16ha lúa HT muộn của bà con nông dân.

Thực tế còn khoảng 1-2 tuần nữa lúa của nông dân mới được thu hoạch nhưng đã bị ngập sâu trong nước, khiến việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, giá thuê công tắt lúa bằng tay tăng lên 500.000 đồng/công, trong khi giá bán lúa ra thị trường chỉ có 3.000 -3.500 đồng/kg. Ướt tính thiệt hại mỗi công lúa từ 2-2,5 triệu đồng (1 công tương đương 1.000m2).

anh-2-1.jpg

 Do ngập trong nước lúa bắt đầu mọc mần (nảy mầm)

Gia đình ông Nguyễn Văn Trí, ngụ ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội (An Phú), có 7 công lúa bị lũ và mưa lớn nhấn chìm, ước thiệt hại khoảng 30%. Ông Trí chia sẻ, mưa lớn kéo dài, nước lên nhanh gây ngập lúa, gia đình tôi không kịp trở tay. Muốn thuê nhân công cũng chịu vì nhà ai cũng cùng cảnh ngộ. Ruộng bị ngập nên máy móc không thể vào được.

Để giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang đã điều động khoảng 80 cán bộ, chiến sĩ và các đồn Biên phòng trên địa bàn đã không quản ngại, ngâm mình dưới nước giúp dân thu hoạch lúa bị ngập úng giúp bà con nông dân.

hơn-16ha-lúa-ht-muộn-của-bà-con-nông-huyện-an-phú-an-giang-bị-thiệt-hại-từ-50-60-do-lũ-về-sớm.jpg

Lúa ngập trong nước  

Nhiều chỗ nước ngập sâu nên cán bộ, chiến sĩ phải mò gặt từng cụm lúa. Các bộ phận gặt lúa, vớt lúa chất lên xuồng, chuyển lúa về khu vực cao, tuốt lúa… phải làm việc hối hả, không nghỉ giải lao vì sợ con nước ngày càng lên nhanh.

Không giấu được niềm vui, ông Lê Văn Hồng ở ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội, huyện An Phú cho biết, nhà tôi có khoảng 32 công (3,2ha) lúa bị ngập, sản lượng lúa mất trắng ước tính khoảng 50%. Trong lúc không thuê được công nhân gặt lúa thì được lực lượng BĐBP đến thu hoạch hộ. May mắn nhờ có bộ đội kịp thời đến gặt lúa nên phần lớn diện tích lúa đã kịp thu hoạch, thiệt hại không nhiều.

nhiều-chiến-sĩ-bđbp-không-ngại-khó-khăn-giúp-dân-thu-hoạch-lúa-chạy-lũ.jpg

 Hình ảnh đẹp, gắn kết tình dân quân một lòng (ảnh Biên phòng)

Lau vội mồ hôi trên khuôn mặt, Đại úy Nguyễn Đình Phương, Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Bắc Đai cho biết: “Anh em rất đồng cảm trước khó khăn của bà con, chỉ muốn làm cho nhanh giúp bà con thu hoạch hết lúa”.

Tại tỉnh Kiên Giang, địa phương này đã triển khai thực hiện các giải pháp đối phó với tình hình mưa bão và nước lên ở đầu nguồn sông Cửu Long để giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về sản xuất, đời sống của nhân dân.

Ông Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang cho biết, Đài Khí tượng Thủy văn Kiên Giang dự báo, do ảnh hưởng của dòng chảy thượng nguồn, ảnh hưởng bão số 3 mưa lớn trên diện rộng nên mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh.

Để đối phó, Kiên Giang đã chỉ đạo các ngành, đơn vị chức năng, địa phương phối hợp với cơ quan khí tượng thủy văn theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, mực nước đầu nguồn, kịp thời thông báo cho các ngành, địa phương và nhân dân biết để chủ động ứng phó trong sản xuất.

Khuyến cáo, hướng dẫn nông dân tuân thủ nghiêm lịch thời vụ Hè Thu và sản xuất vụ Thu Đông để đảm bảo thu hoạch an toàn, tránh bị thiệt hại khi có lũ xảy ra. Không xuống giống vụ lúa Thu Đông ngoài vùng bờ bao ngăn lũ để tránh thiệt hại.

do-nước-lũ-dâng-cao-sớm-nhiều-diện-tích-lúa-huyện-đầu-nguồn-an-phú-tỉnh-an-giang-bị-ngập-nặng.jpg

 Chính quyên các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai phương án phòng, chống lũ cho sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông, hoa màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, chủ động ứng phó, bảo vệ sản xuất cây trồng, vật nuôi; Kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình bờ bao, cống điều tiết nước để đưa vào vận hành, đối phó với lũ.

Cà Mau bị thiệt hại nặng do mưa, lốc

Ngày 18/7, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cho biết, trong những ngày qua mưa lớn và lốc xoáy đã gây thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Thống kê một tuần trở lại đây, lốc xoáy đã làm sập 67 căn nhà và tốc mái 284 căn; ước thiệt hại hơn 2,2 tỷ đồng. Trong đó, huyện Trần Văn Thời bị thiệt hại nặng nhất, sập và tốc mái 81 căn, chìm 4 phương tiện, sập 1 cổng chào. Còn tại huyện Thới Bình sập hoàn toàn 24 căn, huyện Phú Tân bị ảnh hưởng 53 căn…

Ngoài ra, mưa kéo dài nhiều ngày qua cũng đã làm 6.000ha lúa hè thu trên địa bàn huyện Trần Văn Thời bị ngập úng. Hiện nhiều diện tích lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, trổ và làm đòng.

Trước tình hình ngập úng, các cơ quan chuyên môn đang tích cực mở các hệ thống cống nằm trên tuyến đê biển Tây để tháo nước; tập trung tăng cường vận động nhân dân gia cố bờ bao, đê bao, chủ động tăng cường bơm tát, các trạm bơm điện túc trực vận hành tháo nước nhằm bảo vệ lúa.

 

 

 

 

Hoàng Văn (T/H)
Ý kiến bạn đọc
Top