Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 4 tháng 6 năm 2018 | 8:48

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn

Ngày 4 - 6/6, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ.

nguyen-van-the.jpg

Ngay sau phát biểu khai mạc Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội nghe Ủy viên UBTVQH, Trưởng ban Dân nguyện - UBTVQH Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XIV.

Tiếp đó, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất: Giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong cả nước, nhất là tại các thành phố lớn. Giải pháp xử lý những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). 

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trực tiếp trả lời chất vấn. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan (nếu có).

Ngay đầu giờ sáng đã có 36 đại biểu đăng ký chất vấn. Mở đầu phiên chất vấn các đại biểu: Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình); Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc); Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề nghị Bộ trưởng làm rõ bất cập về số năm, vị trí đặt trạm thu phí BOT; trách nhiệm, giải pháp xử lý vấn đề chênh lệch cốt đường với nền nhà dân sau cải tạo; tiến độ thực hiện thu phí không dừng tại các trạm BOT; giải pháp phát triển giao thông vùng Tây Bắc;...

Về chênh lệch chi phí đầu tư và số năm thu phí giữa hợp đồng và kết quả kiểm toán đối với các dự án BOT, Bộ trưởng cho biết việc chênh lệch là do hợp đồng được ký ban đầu dựa trên tính toán về kinh phí đầu tư và kinh phí dự phòng; trước khi quyết toán Bộ GTVT đề nghị kiểm toán vào kiểm tra lại, dựa trên kết quả đó để điều chỉnh lại hợp đồng để đảm bảo quyền lợi chung của người dân, nhà nước và doanh nghiệp. 

Về chênh lệch cao độ giữa đường và nhà dân sau khi nâng cấp, Bộ trưởng thừa nhận có trách nhiệm của Bộ GTVT và trách nhiệm địa phương. Về lâu dài Bộ sẽ tiến hành thực hiện giải pháp cào bóc mặt đường cũ và thảm mới để không nâng cốt quá cao.

Về tiến độ thu phí không dừng, toàn bộ các trạm BOT sẽ phải hoàn thành thu phí tự động vào cuối năm 2019. Đây là giải pháp công khai minh bạch, Bộ đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện để hoàn thành kế hoạch đề ra. Về phát triển giao thông Tây Bắc, Bộ rất hiểu tình hình khó khăn của vùng này, Bộ trưởng cũng đã đi thực tế, sẽ tham mưu cho Chính phủ thực hiện các dự án, tuy nhiên do điều kiện ngân sách hạn chế, nên nhiều công trình, dự án chưa có điều kiện bố trí vốn. Bộ sẽ tiếp tục khảo sát thực tế để có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

 

Trong ngày chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên, Quốc hội cũng sẽ tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 2 (dự kiến từ 15h10 đến 17h chiều 4.6): Công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo. Tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp. Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại các vùng, địa phương, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trực tiếp trả lời chất vấn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan (nếu có).

Sáng 5/6, từ 8h đến 10h25, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các thành viên Chính phủ tiếp tục trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ 2.

Tiếp đó, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 3: Thực trạng thị trường lao động ở nước ta hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề; dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội. Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em; giải pháp khắc phục tình trạng bạo hành và xâm hại trẻ em.

Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trực tiếp trả lời chất vấn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao, Công an và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan (nếu có).

Sáng 6/6, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 4: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông. Công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập. Giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Bộ trưởng Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trực tiếp trả lời chất vấn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan (nếu có).

Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, thay mặt Chính phủ, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Được biết, để tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động nghị trường, kỳ họp này tiếp tục sẽ có những cải tiến, đổi mới về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại kỳ họp này lần đầu tiên áp dụng thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là một phút và sau khi ba đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút. Theo đánh giá của nhiều đại biểu, cách làm mới này sẽ giúp tăng số người hỏi, đồng thời tránh sự trùng lặp về nội dung và đòi hỏi các bộ trưởng, trưởng ngành phải nghiên cứu sâu sắc, nắm vấn đề chắc chắn để trả lời ngắn gọn./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top