Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 13 tháng 5 năm 2017 | 9:18

Cá sấu cũng mong được “giải cứu”

Hiện giá cá sấu vẫn ở mức phổ biến 65.000 - 85.000 đồng/kg nhưng bị tồn đọng khiến người dân bày tỏ mong muốn được “giải cứu” vì bị lỗ nặng.

Hiện nhiều đơn vị sản xuất cá sấu giống cũng đang đối mặt khó khăn bởi giá giảm mạnh. Theo ông Nguyễn Văn Thành - chủ nhiệm HTX cá sấu giống Nam Bộ (Hóc Môn, TP HCM), thời điểm này giá cá sấu giống 3 tháng tuổi bán ra chỉ ở mức 250.000 - 300.000 đồng/con, chưa bằng phân nửa hai năm trước nhưng rất ít người mua. Theo ông Thành, với mức giá cá sấu giống này, hiện đơn vị đang bị thua lỗ nặng.

Tại một cơ sở chế biến cá sấu.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai cũng cho biết dù số lượng đăng ký nuôi mới đang giảm mạnh khi từ đầu năm đến nay toàn tỉnh chỉ có khoảng 1.400 con được thả nuôi, bằng 20-25% so với năm ngoái, nhưng toàn tỉnh hiện vẫn còn tới 178.000 con đang trong độ tuổi xuất bán.

Dù kêu bán đàn cá sấu gần 100 con từ năm ngoái tới nay, nhưng bà Ngô Thị Nhài (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vẫn chưa bán được. Bà và rất nhiều người dân xung quanh vay tiền ngân hàng nuôi cá sấu nhưng do cá sấu rớt giá, không bán được nên người nuôi không có khả năng trả nợ.

Trước thực tế heo đang được “giải cứu”, trả lời câu hỏi về giải pháp, bà Nhài đề nghị Nhà nước cũng cần hỗ trợ khoanh hoặc giãn nợ vay cho hộ nuôi cá sấu.

Ông Nguyễn Văn Thành cũng cho rằng cần hỗ trợ người nuôi và nhà thu mua chế biến da cá sấu làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hoặc xúc tiến mở rộng các thị trường đang nhập da cá sấu muối. Ngoài ra, thịt cá sấu bổ dưỡng, xương cá sấu có thể dùng nấu cao nên có thể vận động người dân sử dụng phổ biến hơn.

Theo bà Nguyễn Thị Lan, thương lái chuyên mua cá sấu tại Sa Đéc (Đồng Tháp), gần 90% cá sấu Việt Nam xuất sống qua Trung Quốc nhưng tình hình vẫn khá ảm đạm. Bà Lan cho rằng, cần phải cấp phép xuất khẩu chính ngạch dễ dàng hơn, bởi hiện mỗi lô cá sấu muốn xuất có thể mất nhiều tháng./.

Theo Nguyễn Trí/Báo Tuổi trẻ

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top