Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2018 | 14:32

Cẩm Giàng, huyện NTM thứ ba của Hải Dương

Sau 8 năm triển khai, Cẩm Giàng đã về đích NTM, trở thành đơn vị cấp huyện thứ ba của Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, sau huyện Kinh Môn và TX. Chí Linh.

c12a9231.JPG
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao các quyết định cho lãnh đạo tỉnh Hải Dương và huyện Cẩm Giàng. Ảnh: VGP/Thành Chung.

 

Năm 2011, Cẩm Giang chính thức bắt tay XDNTM. Sau 8 năm, huyện đã có những bước đi vững chắc để hoàn thành mục tiêu kép - cả xã và huyện cùng đạt chuẩn NTM.

Cẩm Giàng là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của  Hải Dương, với 5 khu, 2 cụm công nghiệp, thu hút nhiều tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước về đầu tư, tạo việc làm cho hơn 56.000 lao động với mức thu nhập bình quân 5-10 triệu đồng/người/tháng.

Hệ thống thủy lợi nội đồng được quan tâm, hệ thống trạm bơm, kênh mương thường xuyên được nạo vét, tu sửa, trong đó có 65 cầu cống, nhiều trạm bơm được cải tạo, tu sửa, xây mới 12km kênh mương với trị giá đầu tư xây dựng hơn 200 tỷ đồng, bảo đảm phục vụ tốt việc sản xuất và phòng chống thiên tai.

Để nâng cấp hệ thống lưới điện, Cẩm Giàng đã triển khai 31 dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện, kinh phí hơn 79 tỷ đồng, giúp cho 100% số xã, thị trấn có hệ thống điện đạt chuẩn, 100% số hộ được sử dụng điện.

Cẩm Giàng đã động viên các tầng lớp nhân dân tham gia giữ gìn các giá trị văn hóa; tích cực xây dựng cuộc sống mới với nhiều thành tựu tiến bộ, nhất là trong phong trào XDNTM. Đến nay, tất cả các tuyến giao thông từ đường trục xã, thôn, xóm, đường trục chính nội đồng đã được cứng hoá, 100% số xã đạt chuẩn NTM; các trường mầm non, tiểu học, THCS ở các xã, thị trấn có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia.

Tổng vốn huy động XDNTM trên địa bàn huyện đạt hơn 1.976 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước hơn 618 tỉ đồng, chiếm 31,31%; vốn tín dụng hơn 928 tỉ đồng, chiếm gần 47%; còn lại là vốn huy động từ nhân dân.

Đến nay, hơn 90% diện tích sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch với các vùng sản xuất rau, củ, quả  ứng dụng công nghiệp cao như cà rốt, dưa hấu, rau củ quả đạt giá trị sản xuất 300-500 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong toàn huyện. Đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân đạt 42,19 triệu đồng/người/năm, tăng 2,15 lần so với năm 2011; tỉ lệ hộ nghèo còn 1,47%; số lao động có việc làm 83.533 người, đạt 96,2%. 

Không chỉ hoàn thành XDNTM, Cẩm Giàng còn nổi tiếng với các di tích Văn miếu Mao Điền và Cụm di tích Đền Xưa - chùa Giám - đền Bia gắn với những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, Cụm di tích Đền Xưa - chùa Giám - đền Bia là các di tích khá gần nhau nằm trên địa bàn các xã Cẩm Vũ, Cẩm Sơn, Cẩm Văn gắn tên tuổi và sự nghiệp của đại danh y - ông tổ thuốc Nam - thiền sư Tuệ Tĩnh. Riêng Văn miếu Mao Điền là một trong số ít văn miếu còn tồn tại lâu đời nhất ở Việt Nam, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám.

Phát biểu tại buổi lễ đón nhận danh hiệu huyện NTM, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển nhấn mạnh: Cẩm Giàng cần tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; quan tâm bảo tồn và phát huy toàn diện giá trị các di tích, nâng cao chất lượng quản lý với tầm nhìn chiến lược, phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM...

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top