Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2019 | 16:9

Cam Hiếu với phong trào xây dựng vườn mẫu

Xây dựng vườn mẫu đang được xã Cam Hiếu đẩy mạnh từ nguồn vốn hỗ trợ của địa phương.

Cam Hiếu với phong trào xây dựng vườn mẫu

Trên cơ sở bộ tiêu chí xây dựng vườn mẫu nông thôn mới của tỉnh Quảng Trị, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ đã đẩy mạnh việc triển khai xây dựng vườn mẫu trên địa bàn.

vuon-96.jpg

 Kiểm tra việc triển khai xây dựng vườn mẫu trên địa bàn xã Cam Hiếu​

 

Hiện, Cam Hiếu, có 278/1.736 hộ có diện tích vườn từ 250 m2 trở lên, vườn lớn nhất 1.500 m2 . Với sự hỗ trợ của địa phương, nhiều hộ đã thành công trong cải tạo vườn tạp, đạt 30-35 triệu đồng/vườn/năm.

Cam Hiếu chọn hỗ trợ 17 hộ/ 8 thôn, cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, với kinh phí 500 triệu đồng/17 hộ, trong thời gian 5 năm, không lãi suất. Sau 5 năm, các hộ sẽ hoàn lại số tiền này, để tiếp tục hỗ trợ những mô hình khác.

Để việc xây dựng vườn mẫu đạt hiệu quả cao, Cam Hiếu đã tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ, lợi ích của việc xây dựng vườn mẫu. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. 

Sau khi có chủ trương cải tạo vườn tạp, nâng cao hiệu quả kinh tế, chị Phạm Thị Nam đã quy hoạch lại vườn để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như ổi, cam, bưởi da xanh…

Đặc biệt, từ khi được hỗ trợ 30 triệu đồng, chị tiếp tục cải tạo thêm 2 sào vườn tạp, để trồng xoài, chôm chôm, bơ, ổi… Đến nay, các cây trồng mới đang sinh trưởng tốt.

Dự kiến,  cuối năm 2019 một số cây sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên. Chị Nam cho biết: “Nguồn vốn hỗ trợ đã động viên kịp thời, tạo thêm điều kiện để gia đình tiếp tục quy hoạch, cải tạo vườn tạp, đưa cây có giá trị cao vào trồng.

Mô hình này đem lại nhiều lợi ích, không chỉ nâng cao thu nhập mà còn làm đẹp cảnh quan, môi trường nông thôn. Do vậy, tôi sẽ tiếp tục cải tạo diện tích còn lại, để làm cho vườn thêm hoàn thiện, đẹp hơn và giá trị cao hơn”.

Ông Hoàng Văn Lương, thôn Vĩnh Đại, có 3 sào vườn tạp, trước đây chủ yếu trồng lạc, và chỉ  trồng được 1 vụ/năm, còn lại bỏ hoang. Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, ông chọn những cây có giá trị kinh tế cao như cam, quýt, bưởi da xanh… để trồng, đến nay, cây sắp cho thu hoạch vụ đầu tiên.

Ông Lương cho biết thêm: “Sau khi cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, hiệu quả kinh tế được nâng lên đáng kể, cao hơn rất nhiều so với các giống cây cũ.

Đồng thời sản xuất sạch, an toàn nên các trái cây sau khi thu hoạch đều được thương lái đặt mua ngay tại vườn với giá khá cao.

Sắp tới, tôi sẽ cải tạo thêm 1,5 sào đất vườn còn lại,  xây dựng thêm tường rào, hệ thống nước tưới, để hoàn thiện vườn mẫu, cải thiện thu nhập cho gia đình”.

Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN xã Cam Hiếu Trần Thanh Hoài, cho biết: “Với nguồn vốn 500 triệu đồng, đã hỗ trợ 17 hộ xây dựng vườn mẫu. Bước đầu cho thấy, cây trồng mới đang phát triển tốt, thu nhập bình quân 300- 350 ngàn đồng/ngày.

Từ những khu vườn mẫu trên, địa phương sẽ rút kinh nghiệm, tiếp tục tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ, động viên người dân phát huy nội lực, xây thêm nhiều vườn mẫu đem lại hiệu quả cao hơn nữa”.

Quảng Ngãi: Dưa lưới Nhật Bản, Thái Lan thu 20 - 30 triệu đồng/sào

Dẫn chúng tôi tham quan các khu ruộng trồng dưa lưới rộng hơn 1ha, ở thôn 2, xã Đức  Chánh, anh Võ Minh Thừa, phụ trách kỹ thuật trang trại rau, củ, quả sạch của Công ty TNHH MTV Minh Tuấn cho biết, với 500m2 dưa lưới, sau 75 ngày cho lãi không dưới 20 triệu đồng. 

 

dua-luoi-99.jpg

 Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao Đức Chánh

 

Năm 2018, Công ty Minh Tuấn đã đầu tư trang trại trồng rau, củ, quả sạch với tổng vốn đầu tư 6 tỷ đồng, Trong đó có 1ha dưa lưới giống nhập khẩu từ Nhật Bản và Thái Lan. 

Nhờ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón sinh học và hệ thống tưới nhỏ giọt tự động đến từng gốc cây, nên cây nên dưa lưới phát triển đồng đều

Sau 75 ngày kể từ khi xuống giống trồng dưa lưới Nhật Bản, Thái Lan xuất bán cho các đại lý, cửa hàng rau, củ, quả sạch, trang trại rau ở xã Đức Chánh (Mộ Đức) thu lãi 20 – 30 triệu đồng/sào.

Thăm khu ruộng dưa lưới rộng hơn 1ha, ở thôn 2, xã Đức  Chánh, anh Võ Minh Thừa, phụ trách kỹ thuật trang trại rau, củ, quả sạch của Công ty TNHH MTV Minh Tuấn, cho biết, với 500m2 dưa lưới, sau 75 ngày cho lãi không dưới 20 triệu đồngNăm 2018, với hơn 4ha, Công ty Minh Tuấn đã trồng rau, củ, quả sạch với tổng vốn đầu tư 6 tỷ đồng, Trong đó, có 1ha dưa lưới nhập khẩu từ Nhật Bản và Thái LanTrang trại được trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt tự động đến từng gốc cây, ứng dụng từ công nghệ Isreal. nên dưa lưới phát triển đồng đều. 

Vụ đầu tiên, do chưa tìm được đầu ra, nên công ty phải liên kết với doanh nghiệp. Trung bình, 1 sào đầu tư 10 triệu đồng, sau 75 ngày thu hoạch được 2 tấn dưa trở lên, mỗi trái từ 1,5 - 2kg, trừ chí phí lãi khoảng 10 triệu đồng/sào.

Vụ thứ hai, công ty đã tự tìm được đầu ra trực tiếp tại Đà Nẵng, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh, với số lượng 300kg/ngày. 

Nhờ cung cấp trực tiếp sản phẩm, giá bán tăng  gấp 3 lần. Lợi nhuận cũng tăng từ 20 - 30 triệu đồng/sào.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức, ông Vũ Nhân cho biết, lãnh đạo huyện đánh giá cao kết quả mô hình mang lại, góp phần vào đề án tái cơ cấu nông nghiệp của huyện. 

Nghĩa Đàn: Dưa hấu tăng giá hơn 2 lần so với mùa trước

Những ngày này, bà con huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) phấn khởi ra đồng thu hoạch dưa hấu. Nếu những năm trước giá dưa hấu chỉ 4 – 5.000 đồng/kg, thì nay nhảy lên 8 – 12.000 đồng/kg.

 

dua-hau-333.jpg

 Dưa hấu được mùa nên bà con nông dân rất phấn khởi. Ảnh: Minh Thái

 

Tránh tình trạng “được mùa mất giá”, năm nay Nghĩa Đàn trồng gần 400 ha dưa hấu. Trong đó xã Nghĩa Sơn nhiều nhất, khoảng 70 ha

Vụ này, anh Hoàng Công Hòa, Làng Dừa trồng 3 sào dưa. Giá bình quân 8.000 đồng/kg, thu về 20 triệu đồng/sào, sau khi trừ chi phí, lãi hơn một nửa. Nếu mấy năm trước, anh phải chạy đôn chạy đáo tìm đầu ra, thì nay được thương lái đến tận ruộng để đặt cọc.

Chị Hoàng Thị Lệ, xóm Sơn Liên, xã Nghĩa Sơn thuê 3 ha đất, với giá 12 -15 triệu đồng/ha, để trồng dưa hấu. Chị cho biết: “Vụ dưa năm trước, đạt bình quân 23 - 25 tấn/ha. Với giá bán 9 – 11.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí và tiền thuê đất, lãi gần 150 triệu đồng/ha”.

Ông Trần Quốc Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Sơn cho biết: “Để bà con yên tâm sản xuất, năm nay chúng tôi phối hợp với Trạm Khuyến nông và Trạm Trồng trọt và BVTV huyện, tổ chức tập huấn hướng dẫn bà con cách chăm sóc, phòng trừ bệnh trên cây dưa”.

Ông Nguyễn Huy Anh - Phó phòng Nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn cho biết: Rút kinh nghiệm các năm trước, huyện chỉ đạo bà con trồng dưa theo từng trà, tránh trồng ồ ạt, để tư thương ép giá. Năm 2019, diện tích dưa hấu giảm so với trước.

Quang Trị: Cần đăng ký nhẫn hiệu tập thể cho dưa lê Triệu Độ

Từ khi điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế đất đai, khí hậu của địaphương, người dân xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong đã đưa vào trồng thử nghiệm các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Trong đó, dưa lê là giống cây mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành loại cây chủ yếu ở vùng bãi bồi ven sông, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

 

dua-69.jpg

 Chăm sóc cây dưa lê ở Triệu Độ​

 

Ông Hồ Hữu Hồng, thôn Gia Độ là một trong những người đưa vào trồng thử nghiệm giống dưa lê. Ông cho biết, dưa lê dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, người trồng chỉ cần áp dụng đúng lịch thời vụ trồng thì cây sẽ ra hoa và kết trái tốt, đạt năng suất cao.

Theo ông Hồng, thời gian canh tác cây dưa lê chỉ trong vòng 3 tháng, đã cho thu hoạch. Với giá bán bình quân khoảng 20 nghìn đồng/kg, mỗi sào dưa mang lại cho ông nguồn thu khoảng 8 triệu đồng.

Sau khi thấy hiệu quả từ cây dưa lê mang lại, bà Trần Thị Hạnh, thôn Gia Độ cũng chuyển gần 3 sào đất trồng khoai lang sang trồng dưa lê.

Được sự hướng dẫn của ông Hồng, bà Hạnh không gặp nhiều khó khăn trong chăm bón, canh tác.

Kết quả là, thu nhập mỗi vụ từ cây dưa lê khoảng 25 triệu đồng, cao gấp 5 lần so thu nhập từ cây khoai lang.

Hiện, xã Triệu Độ có 7,5 ha đất chuyên trồng dưa lê. Trung bình mỗi vụ thu 30 tấn, khoảng 600 triệu đồng, lãi ròng 460 triệu đồng. Đây là mức lợi nhuận cao, so các loại hoa màu người dân canh tác trước đây.

Dưa lê Triệu Độ được trồng bằng phương pháp hữu cơ trên đất cát pha vùng bãi bồi, điều kiện lí tưởng để quả có mùi thơm ngon, ngọt thanh, rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tuy nhiên, trước đây dưa chủ yếu phụ thuộc thương lái, hoặc người trồng tự đi bán, dễ bị ép giá. Để khắc phục,  địa phương đã có sáng kiến dán 4.000 tem truy xuất nguồn gốc, tiến tới đăng kí nhãn hiệu tập thể cho dưa lê Triệu Độ.

Ông Nguyễn Hữu Phận, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Độ cho biết: “Hiện,  xã đang tiến hành các thủ tục pháp lí trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Dưa lê Triệu Độ”.

Từ đó sẽ mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, đảm bảo cho đầu ra ổn định, mở rộng diện tích trồng trọt, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân”.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top