Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 11 năm 2016 | 3:59

Cần đầu tư mạnh cho nông nghiệp công nghệ cao

Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính ngân sách và kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm 2011-2015 và định hướng giai đoạn 2016 -2020 tại Kỳ họp thứ 2 sáng nay (01/11), đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho rằng, đầu tư trung hạn cần quan tâm đến lợi thế nông nghiệp.

Theo đại biểu Tuyết: Kế hoạch đầu tư trung hạn cần quan tâm lợi thế nông nghiệp của nước ta có khả năng sản xuất và cung ứng quy mô lớn hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng nhưng giá trị tuyệt đối thì không ngừng tăng lên. Do đó, 5 năm tới yếu tố quyết định phát triển kinh tế của nước ta vai trò nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng để tác động, phát triển trực tiếp đến khu vực công nghiệp chế biến và khu vực dịch vụ, nhất là 70% lao động nông thôn. Vì vậy, kế hoạch đầu tư trung hạn cần quan tâm và làm rõ nguồn lực cũng như các tác động của ngành nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao chất lượng sản xuất theo hướng sạch và công nghệ cao.

Theo đó, các bộ, ngành cần xác định các cây trồng chủ lực của từng vùng, miền. Trong đó, đồng bằng Sông Cửu Long các cây trồng trọng điểm như lúa, rau quả và nuôi trồng thủy sản là yếu tố quyết định. Trên cơ sở này để thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đề nghị Chính phủ sớm rà soát lại hạ tầng phục vụ cho nhóm sản phẩm này để điều chỉnh quy hoạch đồng bộ và tập trung nguồn ngân sách đầu tư tập trung hệ thống thủy lợi tách bạch sản xuất lúa, rau quả và nuôi trồng mang tính riêng biệt.

Ngoài ra, Chính phủ cần quan tâm đầu tư các trung tâm nghiên cứu cũng như các kiểm nghiệm và cung cấp giống mới đối với sản phẩm lúa, rau quả, thủy sản để tập trung đạt chất lượng, đạt tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, thân thiện môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và gắn với thị trường.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ quan tâm kế hoạch vốn giao cho các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long 5 năm tới và năm 2017 phù hợp trong bối cảnh khu vực nông nghiệp đang giảm sút và các sản phẩm chủ lực đang rơi vào khó khăn.

Dương Thanh

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top