Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 4 năm 2019 | 12:51

Canh tác lúa thích ứng xâm nhập mặn

Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Cục Trồng trọt và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp “Canh tác lúa thích ứng xâm nhập mặn”.

tr12d.jpg
Tham quan mô hình canh tác lúa ứng dụng kỹ thuật 1 phải 5 giảm và cấy bằng máy tại  HTX Dịch vụ Nông sản Mỹ Hương.

 

Hạn hán, xâm nhập mặn đe dọa ĐBSCL

ĐBSCL hiện có trên 1,8 triệu ha lúa, chiếm gần 50% tổng diện tích  lúa cả nước, sản lượng đạt khoảng 25 triệu tấn/năm, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu. 

Tuy nhiên, những năm gần đây, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã gây nên hạn hán, xâm nhập mặn vào đất lúa. Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, tình hình xâm nhập mặn ngày càng trở nên phức tạp hơn, xâm nhập mặn có xu hướng đến sớm hơn từ 1 - 1,5 tháng so với trước đây và có thể kéo dài hơn. Hiện, mức độ xâm nhập mặn tại ĐBSCL đã vào sâu hàng chục kilômét với độ mặn từ 1 - 3‰, có nơi lên đến 5 - 6‰ và dự báo sẽ còn tăng cao, có nguy cơ ảnh hưởng đến lúa đông xuân cuối vụ và đặc biệt là lúa hè thu vụ tới.

Với vị trí địa lý nằm cuối nguồn sông Mê Kông, tiếp giáp biển Đông, Sóc Trăng là địa phương chịu tác động rất mạnh của tình trạng xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Ông Võ Quốc Trung, Điều phối dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) , Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Biến đổi khí hậu gây hậu quả xấu đến sản xuất và đời sống của người dân. Vào đợt hạn mặn lịch sử năm 2016, tính riêng vụ đông xuân 2015-2016 có hơn 19.430ha bị thiệt hại do khô hạn và xâm nhập mặn, với hơn 12.620ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó mức độ thiệt hại lên đến trên 70% là 6.737ha và nhiều đợt triều cường gây tràn, sạt lở, vỡ đê...

Lựa chọn cơ cấu giống phù hợp

Vụ đông xuân 2018-2019, dự án VnSAT Sóc Trăng thực hiện mô hình cánh đồng sản xuất lúa bền vững ứng dụng kỹ thuật 1 phải 5 giảm và cấy bằng máy tại HTX Dịch vụ Nông sản Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú với quy mô thực hiện trên 50ha, có 45 hộ tham gia. Ông Nguyễn Xuân Quế, Giám đốc HTX, cho biết: Mô hình đã giảm lượng giống sử dụng còn 50-60kg/ha, lượng phân đạm giảm 15-20% (biến động ở mức 95-105kg/ha/vụ), sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giảm 2-3 lần/vụ, chủ yếu là nhóm thuốc trừ sâu, rầy hại lúa. Toàn bộ sản lượng lúa thu hoạch từ mô hình được Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Trung ương và DNTN Thảo Nguyên bao tiêu với giá cao hơn 900 đồng/kg so với giá lúa cùng chủng loại trên thị trường. Mô hình này được các chuyên gia đánh giá là có triển vọng trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, đa số các giống cải tiến ngắn ngày OM6976, OM5451, OM9921, OM5621, OM6677, ST5... chỉ chịu được mặn ở mức độ trung bình – khá (từ 2-3‰); khi độ mặn từ 4‰ trở lên, năng suất giảm, không đạt hiệu quả kinh tế. Các giống lúa chịu mặn ở mức độ khá hơn (khoảng 4‰) là Một bụi đỏ, OM2517, OM9577, OM5464... nhưng không vượt được ngưỡng trên 5‰. Việc sử dụng giống cho vùng xâm nhập mặn hiện nay nên sử dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu mặn ở mức khá, kết hợp với bố trí thời vụ để né mặn đỉnh cao giai đoạn trỗ bông. Tùy theo tiểu vùng sinh thái mà các địa phương sẽ cho lựa cơ cấu giống cho địa phương mình.

Viện Lúa ĐBSCL khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật canh tác lúa thích ứng với vùng đất nhiễm mặn như chuẩn bị đồng ruộng và làm đất tốt, xử lý rơm rạ sau thu hoạch để tránh ngộ độc phèn, áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, biện pháp “1 phải, 5 giảm” hay kỹ thuật gieo mạ khay, cấy máy, quản lý cây trồng tổng hợp, kỹ thuật bón phân theo tiểu vùng, áp dụng phân bón mới, sử dụng phân hữu cơ...

Tranh thủ tưới nước ngọt để tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ trổ, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn nhiều lần; trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2‰ đối với lúa đẻ nhánh; dưới 1‰ đối với các giai đoạn lúa làm đòng và trổ); Nếu giai đoạn mạ bị hạn nặng cần tưới phun nước ngọt cho mạ với lượng nước phun 800-1.000 lít/ha.

TS. Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nhận định, vùng ven biển ĐBSCL, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và mức độ, ảnh hưởng đến mùa vụ cây trồng tùy từng thời điểm, từng năm. Để hạn chế ảnh hưởng xâm nhập mặn đến sản xuất lúa, mỗi vùng, mỗi vụ cần chọn cơ cấu giống phù hợp; chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo mùa vụ hợp lý, chuyển đổi cây trồng né tránh xâm nhập mặn (vụ đông xuân gieo sạ sớm hơn để né tránh tác động hạn, mặn). Thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất thuận tự nhiên, thích ứng như tôm - lúa, sản xuất lúa hữu cơ, nuôi thủy sản theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập… Những vùng khí hậu khắc nghiệt nên đưa giống lúa lai vào sản xuất để tăng khả năng chống chịu, thích ứng.

 

 

 

Đỗ Tuấn - Ánh Nguyệt
Ý kiến bạn đọc
  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Chuyện người Dao làm kinh tế

    Chuyện người Dao làm kinh tế

    Trên cung đường bê tông uốn lượn dưới chân đồi quế thẳng tắp vươn mình đón nắng, thôn Bỗng 2 xã Cam Cọn (Bảo Yên, Lào Cai) dần hiện hữu.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top