Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2019 | 13:50

Canh tác lúa thông minh: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Mô hình canh tác lúa thông minh của Tập đoàn Rynan Holding JSC triển khai tại tỉnh Trà Vinh đang lan sang các địa phương khác.

Ưu điểm của mô hình là quản lý, kiểm soát được nguồn nước bằng các hệ thống phao và điểm quan trắc nước thông minh. Đồng thời, sử dụng hệ thống bơm tưới thông minh bằng việc điều khiển từ xa qua mạng internet.

Việc bón phân trong canh tác lúa thông minh được sử dụng loại phân bón thông minh để giảm thất thoát. Loại phân bón này được cấu tạo từ 5 thành phần là dưỡng chất cho cây, chất điều hòa tăng trưởng, dưỡng chất cho vi sinh, bào tử và vi sinh cùng vỏ nano polymer. Loại phân bón này chỉ bón một lần trong suốt vụ lúa và sẽ tan từ từ theo sinh trưởng của lúa.

Theo đó, sẽ giảm được 40% lượng phân đạm, giảm 75% công bón phân, giảm 40% phát thải khí nhà kính khi kết hợp với canh tác ngập xen kẽ.

Do đó, mô hình canh tác lúa thông minh giảm được trên 30% lượng nước tưới; giảm công, giảm giống, giảm sâu bệnh mỗi thứ trên 50%; giảm lượng phân bón, giảm khí nhà kính mỗi thứ trên 40%; cũng như giảm tác động do xâm nhập mặn; đồng thời, tăng lợi nhuận gần 20% so với canh tác lúa thông thường.

Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh mô hình canh tác lúa thông minh tại Trà Vinh và Hậu Giang.

 

tr12a.jpg

Mạ sử dụng trong mô hình canh tác lúa thông minh tại xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

tr12.jpg

Thiết bị đo mặt nước được sử dụng tại mô hình canh tác lúa thông minh.

tr12b.jpg

Mô hình canh tác lúa thông minh được triển khai thực hiện tại xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

tr12c.jpg

Chuẩn bị mạ trong mô hình canh tác lúa thông minh.

tr12e.jpg

Máy cấy lúa kèm bón phân trong mô hình canh tác lúa thông minh.

tr12d.jpg

Thiết bị đo nồng độ mặn, độ pH, mực nước sử dụng trong canh tác lúa thông minh.

tr12f.jpg

Mô hình canh tác lúa thông minh tại xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

 

 

 

 

Duy Khương
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top