Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2019 | 13:50

Canh tác lúa và cây ăn trái trong điều kiện hạn, mặn

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Trung ương, Nam Bộ đang trong mùa nắng nóng cao điểm (từ tháng 3 đến tháng 5). Bởi vậy, thời gian tới, tình hình xâm nhập mặn sẽ diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.

tr12t.jpg
Khi có nguy cơ bị hạn mặn, sử dụng  nguồn vật liệu hữu cơ  hoặc màng phủ phủ gốc để giữ ẩm cho cây.

 

Xin giới thiệu hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái trong điều kiện hạn, mặn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia để bà con nông dân tham khảo.

Đối với cây lúa

Vụ đông xuân, xuống giống sớm từ đầu đến giữa tháng 10 dương lịch đối với vùng có nguy cơ bị hạn mặn. Sử dụng các giống chống chịu mặn như: OM5451, OM2517, OM6976, OM6162, OM9921, GKG1, OM 6677, OM9577, OM11735, OM8959, ST21, OM576,...

Làm đất bằng phẳng, có hệ thống rãnh thoát nước (sâu 10-20cm; rộng 20-25 cm), khoảng cách giữa các rãnh từ 7-10m. Đồng thời tưới nước, tùy vào điều kiện cụ thể có thể áp dụng biện pháp tưới ngập - khô xen kẽ.

Vào giai đoạn cuối vụ, tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới, đặc biệt vào giai đoạn lúa trỗ. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 1 phần nghìn) hoặc dùng nước ngọt để tưới phun lá.

Bón bổ sung một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic,...); Plasti Mula 1SL; phân chứa các nguyên tố canxi, magiê, silic.

Đối với vụ hè thu, vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn tuyệt đối không xuống giống. Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn có thể xuống giống và phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật bằng cách sử dụng các giống chống chịu mặn như: OM5451, OM2517, OM6976, OM6162, OM9921, GKG1, OM 6677, OM9577, OM11735, OM8959, ST21, OM576,... và tiến hành cày phơi đất, khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn.

Xử lý hạt giống bằng cách sử dụng một số sản phẩm như: Gaucho 600FS, Plasti Mula 1SL, Cruiser Plus 312.5FS.

Tăng cường bón phân hữu cơ và bón vùi vôi (lượng vôi 500 kg/ha) và lân khi làm đất (ưu tiên sử dụng các loại phân lân nung chảy).

Sử dụng các dạng phân urê chậm tan như đạm vàng (urê 46A+) hoặc đạm xanh (urê + NEB26) để chống thất thoát đạm. Tăng cường bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4) trong giai đoạn đầu.

Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ trỗ, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn liên tục nhiều lần. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh; dưới 1 phần nghìn với các giai đoạn lúa làm đòng và trỗ).

Nếu giai đoạn mạ bị hạn nặng, tưới phun nước ngọt cho mạ với lượng nước phun khoảng 800-1.000 lít/ha.

Đối với cây ăn trái

Khi có nguy cơ bị hạn mặn, cần chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình …) hoặc màng phủ nông nghiệp phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế thoát hơi nước.

Củng cố hệ thống đê bao và đê xung quanh vườn để ngăn ngừa nước mặn xâm nhập. Đo độ mặn cẩn thận trước mỗi lần lấy nước, không tưới nước có độ mặn trên 1 phần nghìn  cho cây. Đối với một số cây ăn trái mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt…, không tưới nước có độ mặn trên 0,5 phần nghìn.

Trong thời gian nhiễm mặn, chỉ tưới nước tối thiểu, giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt (kéo dài thời gian giữa hai lần tưới, giảm số lần tưới và lượng nước tưới).

Khi đã bị nhiễm mặn, bà con cần bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4), vôi bột với lượng 500-1.000 kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài, phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01N, Biobeca 0.1 SP, Super Humic,...); phân chứa các nguyên tố canxi, magiê, silic giúp tăng khả năng đề kháng của cây.

Không tiến hành xử lý ra hoa rải vụ, trái vụ, trồng mới trong thời gian hạn hán nếu nguồn nước ngọt không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây.             

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tăng cường ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top