Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 9 năm 2018 | 14:18

Cây quế, bộ phận nào cũng cho tiền

Ít có loại cây trồng nào ở  miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế. Từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được với giá cao.

Đó là điều mà ông Đặng Tiến Kim, người Dao Đỏ, ở thôn Khe Giang, xã Trúc Lâu (Lục Yên - Yên Bái) đúc rút sau hơn 20 năm gắn bó với đồi rừng. Với hơn 6ha quế, ông Kim có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.

tr4d.jpg
Ông Đặng Tiến Kim (giữa) trao đổi về mô hình trồng quế với lãnh đạo xã Trúc Lâu.

 

Tiên phong trồng quế

Năm 1995, ông Kim là người đầu tiên của xã Trúc Lâu xây dựng mô hình kinh tế trang trại, bắt đầu bằng việc khai hoang và trồng mới 2ha rừng quế.

Đầu những năm 2000, ông Kim bắt đầu khai thác diện tích quế và bất ngờ trước giá trị kinh tế rất cao của cây trồng này.

Ông Kim cho biết, trước đây, cây quế chỉ khai thác lấy vỏ thì nay cả cành, thân, lá đều có thể tận dụng để chế biến tinh dầu. Tất cả mang cân, bán với giá khoảng 2.500 đồng/kg.

Theo ông Kim, cây quế phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên ở địa phương. So với cây keo, quế dễ trồng và chăm sóc hơn. Cây thường được trồng vào tháng 1-2 âm lịch; trồng 10-15 năm sẽ cho thu hoạch. Quế thu hoạch 2 vụ (tháng 4 và tháng 8 âm lịch; trong đó tháng 4 là mùa chính vụ). Để cây cho thu hoạch đều, các hộ thường trồng quế theo kiểu gối vụ giữa các năm.

Hiện gia đình ông Kim có hơn 6ha quế. Ba năm trở lại đây, gia đình ông thu về 370 triệu đồng  từ bán quế (năm 2015:  90 triệu đồng; năm 2016:  200 triệu đồng; năm 2017: 80 triệu đồng).

Nhân rộng mô hình

Ông Kim là người tiên phong  và thành công trong phong trào trồng quế ở địa phương. Đến nay, cây quế đã và đang được nhân rộng ra toàn xã. Trúc Lâu hiện có khoảng 300 hộ  trồng quế, tổng diện tích hơn 300ha, tập trung  ở các thôn Khe Giang, Tu Trạng...

Trong hai năm 2015-2016, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tập trung trong Chương trình xây dựng nông thôn mới,  Trúc Lâu vận động bà con trồng gần 25ha quế. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, xã trồng  thêm gần 10ha quế.

Ông Nguyễn Quốc Năm, Chủ tịch UBND xã Trúc Lâu, khẳng định: Là người dân tộc thiểu số song ông Kim luôn đi đầu trong phát triển kinh tế đồi rừng, đặc biệt là cây quế với thu nhập khá cao. Từ thành công này, thời gian tới, xã sẽ tuyên truyền, vận động các hộ dân cùng chuyển đổi cây trồng để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo”.

 

 

Khắc Điệp
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top