Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 18 tháng 4 năm 2018 | 8:20

Chàng trai 8x thành công nhờ nuôi “chim khổng lồ” trên đất chè

Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Trần Quang Ích (ở xóm Hòa Tiến 2, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên) quyết định bỏ công việc ổn định để về quê, thành lập hợp tác xã Song Mã chăn nuôi Đà Điểu.

anh-1.JPG

Trang trại của anh Ích là trang trại nuôi đà điểu đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên.

 

Gian nan nhưng không nản

Sinh ra trong gia đình nghèo, quanh năm sống bám vào cây chè nhưng vẫn không đủ ăn. Nhìn thấy bố mẹ lao động vất vả nên anh Ích đã có tính tự lập từ thủa nhỏ. Tốt nghiệp THPT, Ích không thi vào trường đại học mà xin đi làm thêm để kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Nhiều năm lăn lộn với nhiều ngành nghề khác nhau để kiêm tiền trang trải cuộc sống vừa để tìm hiểu mô hình mới phù hợp với địa phương. Năm 2002  anh vào TP. HCM làm thợ kim hoàn cho một xưởng chế tác với mức lương gần 20 triệu đồng/tháng. Tuy tiền công cao nhưng vẫn không thể thay đổi giấc mơ phát triển kinh tế trên quê hương.

Anh Ích cho biết: “Khi tôi làm cho thợ kim hoàn, lương tháng hơn 20 triệu, nhưng không đều, từ đó tôi đã dành dụm tiền để về quê hương lập nghiệp, giúp đỡ gia đình cũng như bà con lối xóm”.

Với số vốn tích cóp được trong mấy năm làm thuê, anh Ích đã đi nhiều nơi, tìm hiểu về các mô hình trang trại. Năm 2016, trong 1 lần đến tham quan Trạm Nghiên cứu chăn nuôi đà điểu Ba Vì, anh nhận thấy đây là loài có tiềm năng lớn, phù hợp với điều kiện ở địa phương.

Hơn nữa  đà điểu lại dễ nuôi, có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp. Thịt đà điểu có nhiều giá trị dinh dưỡng nên giá bán tốt. Ngoài ra da, lông và xương đà điểu đều có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau. Đặc biệt, thức ăn cho đà điểu chủ yếu là rau cỏ, ngô, thóc... những thứ dễ kiếm ở địa phương.

Từ số vốn tích cóp được từ quãng thời gian đi làm thuê cộng với vốn vay mượn anh em, bạn bè, anh Ích đã mạnh dạn đầu tư trang trại chăn nuôi đà điểu. Anh cho cải tạo hơn 2ha đất đồi trồng keo, chè hiệu quả kém của gia đình để xây dựng trang trại nuôi đà điều với hệ thống mái che kiên cố, tường lưới thép bao quanh.

Chia sẻ về những kinh nghiệm nuôi đà điểu, anh Ích cho biết: “Đà điểu rất sợ tiếng ồn nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư. Đây là loại thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng, nền sân không cần lát gạch mà là nền cát để đà điểu khỏi trơn trượt khi chạy nhảy. Ngoài ra cần chú ý các dị vật trong chuồng nuôi vì đà điểu tính tò mò, chúng mổ bất cứ thứ gì mà chúng thấy dẫn đến tắc ruột và chết”.

Chỉ sau 1 năm, đàn đà điểu đã của anh đã đạt trọng lượng trên 100 kg, có thể cho bán thịt thương phẩm, với giá bán 90 - 110 nghìn đồng/kg hơi, 250 – 270 nghìn đồng/kg thịt. Trừ chi phí, anh Ích thu về khoảng 400 triệu đồng/năm.

Từ một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đến nay, trang trại của anh Ích đã phát triển thành HTX Song Mã, chuyên cung cấp đà điểu thịt và giống cho khắp đất nước. Đây là trang trại nuôi đà điểu đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay trang trại của anh có trên 100 con.

Không dừng lại ở đó, với tinh thần sáng tạo, anh còn nghĩ ra một cách mới đó tập cho đà điểu điểu chạy nhiều vòng quanh vườn để “thể dục” nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, giúp thịt săn chắc, thơm ngon hơn.

Tạo việc làm cho người dân trong vùng

Tính con đường lâu dài, anh Ích chỉ nhặt tỉa những con đà điểu xấu để bán thương phẩm, còn lại anh nuôi để gây con giống bán cho những người có nhu cầu. Ngoài ra anh cũng luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các hộ nông dân trong xã về kinh nghiệm về chăn nuôi đà điểu.

Với cương vị là Bí thư chi đoàn xóm Hòa Tiến 2. Tháng 2 năm 2017 anh Ích mạnh dạn vận động 10 đoàn viên thanh niên trong xã cùng sở thích chăn nuôi thành lập Hợp tác xã Song Mã để tương trợ lẫn nhau trong sản xuất.

Từ khi thành lập, Hợp tác xã Song Mã đã tạo việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm từ đà điểu đã có các đơn vị tiêu thụ ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại địa phương.

 

d111.png
ông Hoàng Văn Tiệm, Bí thư Đảng ủy xã Minh Tiến.

 

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Tiệm, Bí thư Đảng ủy xã Minh Tiến cho biết: “Mô hình Hợp tác xã Song Mã là mô hình rất mới ở địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương và gia đình. UBND cũng tạo mọi điều kiện cũng như định hướng để mô hình chăn nuôi đà điểu của anh Ích cũng như của Hợp tác xã Song Mã sẽ được nhân rộng trên địa bàn toàn xã”.

 

 

 

Đinh Liên
Ý kiến bạn đọc
  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Thường trực Tỉnh Hội, Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi vừa trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk 180ml cho 35 cháu học sinh điểm trường thôn Tà Vay thuộc trường mầm non Đăk Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây.

Top