Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 11 năm 2017 | 11:22

Chanh leo, nhãn, xoài Sơn La chuẩn bị... xuất ngoại

Các sản phẩm chanh leo, xoài tượng da xanh Sơn La đang được xuất khẩu chào hàng với số lượng từ 2-5 tấn. Sang năm 2018 sẽ chính thức xuất khẩu sang các thị trường Úc, Thụy Sỹ.

Ngày 15/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức “Hội nghị kết nối chuỗi phát triển sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn tỉnh Sơn La”.

Tại hội nghị, ông Lò Minh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, với tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Sơn La xác định phát triển nông nghiệp bền vững là hướng đi tất yếu để phát triển kinh tế  - xã hội, tạo việc làm và thu nhập bền vững cho người dân nông thôn.

Chanh leo Sơn La sẽ xuất khẩu sang Thụy Sỹ vào cuối năm nay

 

Tỉnh có trên 972.000 ha đất nông nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng nguyên liệu nông sản chủ lực như cây ăn quả, cà phê, chè, mía… với 47 chuỗi sản xuất nông sản thủy sản an toàn như chuỗi rau, quả, thịt lợn, thủy sản.

Tính đến tháng 9/2017, sản lượng các chuỗi nông sản, thủy sản đã cung ứng ra thị trường đạt trên 7.200 tấn, tổng doanh thu ước đạt gần 195 tỷ đồng. 

Các sản phẩm nông sản của tỉnh đã có mặt tại Hà Nội và 20 tỉnh thành của cả nước. Đặc biệt, năm 2017 sản phẩm xoài tượng da xanh Sơn La đã xuất khẩu sang Úc, Trung Quốc; chanh leo Mộc Châu cuối năm nay sẽ xuất khẩu sang Thụy Sỹ; nhãn Sơn La sẽ xuất khẩu sang Úc năm 2018.

Ông Hà Quyết Nghị, Giám đốc Sở NN&PTNT Sơn La cho biết thêm, Sơn La đang chỉ đạo tập trung vào các sản phẩm mang tính đặc trưng, có tiềm năng xuất khẩu. Thứ nhất là xoài da xanh của Mai Sơn, Yên Châu tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Úc.

Quả nhãn hiện nay đã cấp mã số vùng trồng cho 4 đơn vị ở Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu… Sở đã chỉ đạo bà con, các hợp tác xã quản lý mã số vùng trồng và duy trì chất lượng sản phẩm bảo đảm đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Còn chanh leo là sản phẩm tiềm năng của tỉnh Sơn La. Sản phẩm này đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để xuất khẩu đi Thụy Sỹ trong tháng 11/2017.

Tại Hội nghị đã có 10 biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy sản xuất, chế biến, xúc tiến tiêu thụ nông sản an toàn tỉnh Sơn La được ký kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh với các doanh nghiệp tại Hà Nội, Điện Biên.

 

Các sản phẩm chanh leo, xoài tượng da xanh đang được xuất khẩu chào hàng với số lượng từ 2-5 tấn. Sang năm 2018 sẽ chính thức xuất khẩu sang các thị trường nói trên.

“Ngoài ra, những năm trước đây Sơn La xuất khẩu một số loại rau ăn lá. Sơn La xác định thị trường lớn nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc để xuất sang Trung Quốc. Những sản phẩm chất lượng cao, trái vụ, phục vụ thị trường Hà Nội. Một số sản phẩm có tiềm năng lớn sắp tới sẽ được tỉnh tập trung đó là sản phẩm thủy sản sạch lòng hồ”, ông Nghị cho hay.

Đại diện Công ty VinEco – Tập đoàn Vingroup đánh giá, Sơn La có điều kiện khí hậu tốt để phát triển nông nghiệp sạch không kém Đà Lạt. Hiện nay VinEco đã liên kết với 7 nhà cung cấp, chiến lược với số lượng liên kết trên 50 hộ.

Từ tháng 6 đến tháng 10/2017, sản lượng thu mua 500 tấn, trung bình 3,3 tấn/ngày. Chủng loại cung cấp gồm bắp cải, cà chua, bí, su hào, khoai tây, khoai sọ… Năm 2018, VinEco sẽ hỗ trợ bà con Sơn La, tăng gấp đôi sản lượng thu mua từ 5-7 tấn/ngày, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm rau củ quả đặc sản của Sơn La.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá, trong những năm qua, ngành nông nghiệp Sơn La với lợi thế riêng đã có bước phát triển nhanh. Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng sản phẩm ngành nông, lâm thủy sản tỉnh Sơn La đã đạt trên 2.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 8,23% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và dịch vụ.

Mặc dù có những lợi thế và những điểm sáng, tuy nhiên, phát triển nông nghiệp Sơn La vẫn còn khó khăn, bất cập, trong đó có hoạt động cung ứng, tiêu thụ nông sản; chưa có nhà máy chế biến, bảo quản sâu, chưa có hệ thống chợ đầu mối để trung chuyển, phân luồng các hàng hóa của Sơn La đi các địa phương.

Thứ trưởng đề nghị, thời gian tới, tỉnh Sơn La tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh xây dựng vùng nguyên liệu quy mô theo hướng hàng hóa; phát triển các hợp tác xã liên kết sản xuất theo chuỗi an toàn; tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, hướng tới xuất khẩu. Thứ trưởng khẳng định, Bộ NN&PTNT luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top