Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017 | 1:0

Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc vẫn còn mờ nhạt

Tỉnh Kiên Giang cần phải tăng cường công tác quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, mở rộng tầm ảnh hưởng của sản phẩm nước mắm Phú Quốc.

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được Liên minh châu Âu công nhận đạt chỉ dẫn địa lý vào năm 2013. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm được công nhận, với vai trò là sản phẩm tiên phong xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nước mắm Phú Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm phát triển nông thôn, hiện nay, số lượng cơ sở đăng ký sử dụng tem chỉ dẫn địa lý là 11 trong số 20 cơ sở được cấp giấy chứng nhận. Như vậy, vẫn còn 9 cơ sở được cấp giấy chứng nhận nhưng không sản xuất dòng sản phẩm chỉ dẫn địa lý.

Mỗi năm, sản lượng sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý chỉ chiếm dưới 5% tổng sản lượng xuất ra trong năm của nước mắm Phú Quốc, điều này cho thấy quy mô sản phẩm chỉ dẫn địa lý còn rất nhỏ và chưa phải là sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp.

chi dan dia ly nuoc mam phu quoc van con mo nhat hinh 1
Sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý chỉ chiếm dưới 5% tổng sản lượng xuất ra trong năm của nước mắm Phú Quốc. (Ảnh minh họa: KT)

Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc cho biết, là 1 sản phẩm có bề dày lịch sử qua hàng trăm năm do cha ông để lại, thế nhưng trong điều kiện hiện nay, sản phẩm nước mắm Phú Quốc vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển.

Cụ thể, nguyên liệu sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cá cơm tự nhiên, nhưng ngư trường bị khai thác ngày càng cạn kiệt, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán diễn ra khá phức tạp. Các nhà thùng hoạt động nhỏ lẻ, chưa có sự kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất. Việc tuân thủ tốt các quy định về chỉ dẫn địa lý của một số cơ sở sản xuất cũng gặp nhiều bất cập, nhất là về giá thành của sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý hiện tại khá cao.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng chưa hiểu hết ý nghĩa của sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý. Chính vì thế mà sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chưa phát huy được hết giá trị thật sự của mình.

Cũng theo bà Liên, để nước mắm Phú Quốc mang chỉ dẫn địa lý được phát triển bền vững, đúng nghĩa là sản phẩm du lịch đặc trưng không chỉ cho riêng Phú Quốc mà cho cả Việt Nam, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp rất cần sự quan tâm của Nhà nước trong việc quảng bá và phát triển thương hiệu, giúp người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn về sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý.

Cùng với đó, ngư trường đánh bắt cũng cần được bảo vệ nghiêm ngặt hơn để duy trì nguồn nguyên liệu sản suất, đồng thời việc phát triển làng nghề truyền thống cần phải được Nhà nước thật sự quan tâm.

Bà Hồ Kim Liên còn cho biết, hiện nay nguồn khai thác cá cơm rất đa dạng, nếu phát triển mạnh việc đánh bắt, nguồn cá cơm mất đi sẽ không còn sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tầm cỡ quốc tế được công nhận là thương hiệu quốc gia của nước mắm Phú Quốc.

Bên cạnh đó, nghề và làng nghề nước mắm truyền thống đã được EU công nhận, nhưng muốn có làng nghề sẽ phải có quỹ đất, có hành lang pháp lý cho những doanh nghiệp làm nước mắm Phú Quốc được giữ vững, từ đó mới phát triển bền vững.

Trong bối cảnh hội nhập, sự cạnh tranh đối với nước mắm truyền thống nói chung và nước mắm Phú Quốc nói riêng, đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức trong công tác quản lý đối với chỉ dẫn địa lý.

Theo thống kê, nhu cầu tiêu dùng nước mắm trong nước ước khoảng 200 triệu lít/năm, trong khi nước mắm truyền thống chỉ đáp ứng chưa đủ 30% nhu cầu, phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp sản xuất nước mắm, nước chấm công nghiệp.

Do đó, các doanh nghiệp nước mắm truyền thống phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty sản xuất nước mắm công nghiệp, và cuộc khủng hoảng truyền thông liên quan đến hàm lượng Asen trong nước mắm tháng 10/2016 vừa qua là minh chứng cho việc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Theo TS. Nguyễn Xuân Niệm, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang, trong bối cảnh hiện nay, để quản lý và phát triển sản phẩm nước mắm chỉ dẫn địa lý, đòi hỏi cơ quan nhà nước cần phải tăng cường công tác quản lý.

Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp, hiệp hội nước mắm Phú Quốc cũng phải xây dựng chiến lược chung trong việc ứng phó với những thách thức về thị trường đang đặt ra trong bối cảnh mới.

“Thị phần nước mắm truyền thống chỉ chiếm có 25% lượng mắm cung cấp của cả nước, bao gồm 3 địa danh là nước mắm Phan Thiết, Hải Phòng và Phú Quốc. Để duy trì được nguồn nước mắm truyền thống, các doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình, bên cạnh đó nhà nước phải hỗ trợ truyền thông. Hơn nữa, những người làm nước mắm công nghiệp phải có lương tâm vì hiện nay nhiều loại nước chấm chỉ có hương vị nước mắm, dẫn đến thị trường lẫn lộn khái niệm giữa nước mắm với nước chấm”, TS. Nguyễn Xuân Niệm cho biết thêm.

Với hơn 200 năm hình thành và phát triển, nước mắm Phú Quốc không những có giá trị về văn hóa mà còn là sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Hàng năm cung cấp ra thị trường trên 30 triệu lít nước mắm, mang lại doanh thu hơn 600 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

Do đó, việc quản lý tốt và phát huy được sản phẩm nước mắm đạt chỉ dẫn địa lý là điều kiện cần thiết để gìn giữ và phát triển sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc, đồng thời góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Kiên Giang./.

Theo Lam Hiếu/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top