Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2019 | 9:39

Chìa khóa nào giúp mở lại “hồ sơ” Triều Tiên?

Giới phân tích cho rằng, sự đảm bảo an ninh từ Mỹ và Trung Quốc sẽ là chìa khóa để chấm dứt chương trình hạt nhân Triều Tiên.

Thế khó của ông Trump

Thất bại trong việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân thông qua các Hội nghị Thượng đỉnh đã khiến chính quyền Tổng thống Donald Trump đau đầu tìm kiếm giải pháp.

 

chia khoa nao giup mo lai
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: AP.

 

Thỏa thuận khung mà hai bên ký kết vào năm 1994, theo đó Triều Tiên nhất trí đóng băng và cuối cùng dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân đổi lại việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, cùng các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân đã không đạt được kết quả. Thách thức càng trở nên nan giải hơn khi biện pháp truyền thống là tăng cường viện trợ và nới lỏng các biện pháp trừng phạt cũng không mấy phát huy tác dụng. Trong bối cảnh đó, chính quyền Tổng thống Trump từng nghĩ đến giải pháp quân sự, nhưng giải pháp này lại tiềm ẩn nguy cơ gây bùng phát một cuộc chiến tranh mới trên Bán đảo Triều Tiên.

Thượng nghị sỹ Mỹ Lindsey Graham cho rằng, bất cứ cuộc xung đột nào cũng có thể xảy ra, nhưng ông có lẽ chưa mường tượng được hậu quả khi Mỹ bị sa lầy vào cuộc chiến như vậy. Giả sử Triều Tiên có năng lực tấn công các mục tiêu bằng đầu đạn hạt nhân, Nhật Bản, Hàn Quốc và các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam và Okinawa sẽ là những nơi đầu tiên nằm trong tầm ngắm. Ước tính, thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng và thương vong có thể đạt đến con số hàng triệu.

Theo ông Bennett Ramberg, nhân viên thuộc Cơ quan phụ trách vấn đề chính trị và quân sự thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, dưới thời Tổng thống George H W Bush,điểm mấu chốt của vấn đề chính là đảm bảo an ninh cho Triều Tiên. Chương trình hạt nhân đóng vai trò “sống còn” đối với Triều Tiên bởi nó không chỉ giúp Bình Nhưỡng tăng cường sức mạnh quân sự mà còn đối phó với những mối đe dọa từ bên ngoài. Đó là lý do tại sao điều kiện đưa ra để Triều Tiên giải trừ kho vũ khí hạt nhân không hề đơn giản.

Còn nhớ tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 tại Singapore tháng 6/2018, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung, nêu rõ: Tổng thống Trump cam kết đảm bảo an ninh cho Triều Tiên, còn Chủ tịch Kim Jong Un khẳng định một cách chắc chắn sẽ hoàn toàn phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Ngay cả trong cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Triều tháng 4/2019, Tổng thống Putin cũng nhắc lại vấn đề này. Thế nhưng đến nay, chưa bên nào xác định được việc đảm bảo an ninh sẽ bao gồm những gì, với thời gian bao lâu. Tất cả vẫn xoay quanh câu hỏi: Liệu có bất kỳ sự đảm bảo an ninh nào để Triều Tiên xúc tiến việc giải trừ vũ khí hạt nhân hay không?

Đảm bảo an ninh – bài toán khó

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và giai đoạn sau đó, cam kết “đảm bảo an ninh” đã vượt ra ngoài các tuyên bố trên giấy tờ. Đối với Mỹ, việc đảm bảo an ninh bao gồm xây dựng căn cứ, triển khai lực lượng, khí tài quân sự trên lãnh thổ hay các vùng biển của đồng minh. Kết quả là Mỹ đã tạo dựng được một mạng lưới đồng minh và đối tác rộng lớn tham gia hệ thống phòng thủ chung. Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản đã được hưởng nhiều lợi ích từ cam kết của Mỹ. Thế nhưng Triều Tiên lại không bao giờ có được sự đảm bảo như vậy. Bởi tình hình chính trị và quân sự phức tạp trên Bán đảo Triều Tiên, sự đảm bảo về an ninh của Mỹ với Bình Nhưỡng sẽ khác biệt hoàn toàn với những nước đồng minh.

Khi lý giải điều gì sẽ giúp đảm bảo an ninh cho Triều Tiên, giới quan sát cho rằng, đảm bảo thứ nhất là các bên cùng ký kết Hiệp ước Hoà bình chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài từ năm 1953 đến nay. Thứ hai là Mỹ cần phải rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Bán đảo Triều Tiên. Cuối cùng là bình thường hoá quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ.

Theo nhà phân tích Bennett Ramberg, nếu Mỹ thực hiện đúng cam kết đảm bảo an ninh cho Triều Tiên thì điều này sẽ tạo cơ sở vững chắc để Triều Tiên giải trừ vũ khí hạt nhân, chấm dứt mọi sự răn đe, hướng đến xây dựng lòng tin vững chắc giữa các bên, tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa hai nước.

Vấn đề hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên không thể thiếu sự can dự của Trung Quốc. Vào tháng 9/2018, tại Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đặt nền móng cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo nhất trí loại bỏ các trạm kiểm soát, rút binh sỹ, gỡ mìn và vũ khí ra khỏi khu vực phi quân sự cùng với một vùng cấm bay, chấm dứt tập trận gần các địa điểm đó. Dẫu vậy, những bước đi khởi đầu đầy thiện chí này sẽ dễ sụp đổ nếu hai bên không giải quyết được vấn đề mang tính chiến lược là đảm bảo an ninh cho đối tác.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc – đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, vốn ủng hộ việc phi hạt nhân hóa, sẽ đóng vai trò quan trọng. Trước hết, với tư cách là láng giềng trực tiếp của Triều Tiên, Trung Quốc luôn có mục tiêu thiết lập một cơ chế hòa bình vĩnh viễn trên Bán đảo Triều Tiên. Thứ hai với vai trò là đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, Trung Quốc luôn khẳng định cần tôn trọng các mối quan tâm chính đáng về an ninh của Bình Nhưỡng và khuyến khích các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên. Đây cũng chính là lí do vì sao nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un luôn đến thăm Trung Quốc trước khi cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra.

Thứ ba, quá trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên cần sự hợp tác của Bắc Kinh kết hợp với nhóm thanh tra quốc tế để xác định và phá hủy các bãi thử cũng như kho lưu trữ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Sự hiện diện của Trung Quốc sẽ giúp Triều Tiên cảm thấy an tâm hơn và bớt lo ngại về nguy cơ bị Mỹ tấn công trong suốt thời gian này.

Các bên cần phải làm gì?

Cùng với việc loại bỏ vĩnh viễn vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên Bán đảo Triều Tiên, việc đảm bảo an ninh sẽ yêu cầu các bên thông báo trước về các cuộc tập trận cũng như giới hạn quy mô tập trận để không gây leo thang căng thẳng. Song song với đó là thực hiện những biện pháp minh bạch, xây dựng sự tin tưởng.

Theo ông Bennett Ramberg, để tránh nguy cơ bị tấn công bất ngờ, Triều Tiên và Hàn Quốc nên thông qua Hiệp ước Bầu trời mở, cho phép máy bay giám sát cài cảm biến bay qua lãnh thổ của nhau để quan sát hoạt động quân sự của mỗi bên. Bên cạnh đó, Mỹ, Trung Quốc hoặc một bên thứ 3 cần cung cấp vệ tinh không gian để theo dõi hoạt động quân sự rộng rãi hơn bên trong và xung quanh Bán đảo Triều Tiên, nhằm kịp thời thông báo cho các bên liên quan những dấu hiệu đáng ngờ.

Nhà phân tích này cũng cho rằng, việc mở các văn phòng liên lạc chung tại Bình Nhưỡng và Washington là rất cần thiết, giúp các bên thảo luận về tình hình an ninh, thiết lập tiêu chuẩn chung để dỡ bỏ biện pháp trừng phạt kinh tế với Triều Tiên. Về lâu dài sẽ là bình thường hóa quan hệ và trao đổi đại sứ giữa Mỹ với Triều Tiên.

 

Nguồn National Interest, Channel news asia/VOV

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    Chủ tịch Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam - GS.TS. Lê Quốc Doanh đánh giá cao những kết quả trong công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của HLV tỉnh Nghệ An trong nhiều năm qua.

  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top