Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 5 năm 2018 | 21:33

Chính sách chuyển giao CN trong nông nghiệp qua hoạt động khuyến nông

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông.

 

dpt4969_exhf.jpg

Trong đó nêu rõ chính sách chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp thông qua hoạt động khuyến nông như: Chính sách bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo; chính sách thông tin tuyên truyền; chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình; chính sách khuyến khích hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông…

Chính sách bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo

Theo Nghị định, đối tượng nhận chuyển giao công nghệ được hỗ trợ tối đa 100% chi phí tài liệu, tiền ăn, đi lại, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát học tập khuyến nông theo quy định hiện hành.

Đối tượng chuyển giao công nghệ được hỗ trợ tối đa 100% chi phí tài liệu, đi lại, tiền ăn, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát học tập khuyến nông theo quy định hiện hành; người tham gia giảng dạy, trợ giảng, hướng dẫn tham quan, tổ chức lớp học được hưởng 100% các chế độ theo quy định hiện hành. Nghị định nêu rõ, ưu tiên đào tạo cán bộ khuyến nông là nữ, người dân tộc thiểu số.

Chính sách thông tin tuyên truyền

Theo Nghị định, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí xây dựng nội dung tuyên truyền khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản tạp chí, tài liệu, ấn phẩm khuyến nông, tổ chức sự kiện khuyến nông (hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tọa đàm), xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin khuyến nông và các hình thức thông tin tuyên truyền khuyến nông khác.

Đối tượng chuyển giao, đối tượng nhận chuyển giao công nghệ khi tham dự các sự kiện khuyến nông được hỗ trợ chi phí tài liệu, đi lại, tiền ăn, nơi ở theo quy định hiện hành.

Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình

Chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn được nêu rõ như sau: Mô hình trình diễn ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, địa bàn bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại, biến đổi khí hậu theo công bố của cấp có thẩm quyền được hỗ trợ tối đa 100% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình.

Mô hình trình diễn ở địa bàn trung du, miền núi, bãi ngang được hỗ trợ tối đa 70% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình. Mô hình trình diễn ở địa bàn đồng bằng được hỗ trợ tối đa 50% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình. Mô hình ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ tối đa 40% tổng kinh phí thực hiện mô hình (đối với tất cả các địa bàn). Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp được hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện mô hình nhưng không quá 100 triệu đồng/mô hình (đối với tất cả các địa bàn).

Nghị định nêu rõ, hỗ trợ tối đa 100% chi phí chứng nhận cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn, cơ sở an toàn dịch bệnh khi tham gia xây dựng mô hình theo quy định hiện hành (đối với tất cả các loại mô hình).

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, hội nghị, hội thảo, tham quan học tập để nhân rộng mô hình.

Chính sách khuyến khích hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông

Nghị định nêu rõ, tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông được tham gia tư vấn và dịch vụ khuyến nông quy định Nghị định này và theo quy định của pháp luật hiện hành. Tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông được ưu tiên thuê đất, vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chi phí dịch vụ, tư vấn khuyến nông do các bên thỏa thuận. Việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ dịch vụ, tư vấn khuyến nông theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xã hội hóa khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp

Cũng theo Nghị định, các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp được hưởng các chính sách sau: Được vinh danh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ có hiệu quả, có tác động tốt đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp; được cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí, vay vốn, thuê đất và các chính sách khác theo quy định của pháp luật hiện hành…

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2018.

* Khuyến nông là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

 

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Đồng Hỷ phát triển vùng cây ăn quả chủ lực

    Đồng Hỷ phát triển vùng cây ăn quả chủ lực

    Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, những năm qua, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã khuyến khích nhân dân tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từng bước hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung chất lượng cao.

  • TBT132 - giống lúa thế hệ mới

    TBT132 - giống lúa thế hệ mới

    TBT132 là giống lúa được người sản xuất bún, bánh ở miền Trung rất chuộng. Theo tính toán, 1 kg gạo TBT132 sẽ làm ra hơn 3kg bún tươi, nhiều hơn so với các loại gạo khác từ 10 - 15%.

  • Huyện Diễn Châu triển khai sản xuất gần 10.000ha vụ hè thu

    Huyện Diễn Châu triển khai sản xuất gần 10.000ha vụ hè thu

    Vụ hè thu, huyện Diễn Châu (Nghệ An) gieo trồng 9.840ha, chủ lực là cây lúa với 6.411ha, 1.700ha vừng, 500ha rau màu, 400ha dưa và 670ha ngô, đậu đỗ...

  • Nuôi hươu lấy nhung hiệu quả ở Quế Thuận

    Nuôi hươu lấy nhung hiệu quả ở Quế Thuận

    Anh Đinh Đức Phú, xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đang có những hướng đi đầy triển vọng khi mạnh dạn đầu tư một đàn hươu rừng thuần chủng từ Lào về quê nuôi lấy nhung.

  • Nông dân 8X mở hướng phát triển kinh tế từ chim bồ câu

    Nông dân 8X mở hướng phát triển kinh tế từ chim bồ câu

    Dịch tả lợn châu Phi bùng phát đã “quét sạch” trang trại lợn, gia đình anh Nguyễn Sỹ Điều chuyển hướng đưa giống chim bồ câu Pháp vào chăn nuôi.

  • Làm giàu từ nông nghiệp công nghệ cao

    Làm giàu từ nông nghiệp công nghệ cao

    Đam mê nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, anh Trần Văn Quý ở xã Thuận Minh (Thọ Xuân - Thanh Hóa) đã tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, làm giàu trên đồng đất quê hương.

Top