Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 8 năm 2018 | 22:10

Chương Mỹ: Gần 90 tấn gạo hỗ trợ đã đến tay người dân

Tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức, ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND Huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội, cho biết, nhân dân trên địa bàn của huyện đã nhận được gần 90 tấn gạo ủng hộ từ các tổ chức, đoàn thể, cá nhân.

 Chính quyền không để nhân dân bị đói
 
Theo báo cáo của UBND huyện Chương Mỹ, tính đến hết ngày 6/8, mực nước trên sông Bùi là 6,15m. Trên địa bàn vẫn còn 486 nhà dân bị ngập.
 
Ông Hoàng Minh Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, đợt mưa lũ kéo dài khoảng 2 tuần làm 5 trường học trên địa bàn các xã Nam Phương Tiến và Quảng Bi bị ngập sâu trong nước, buộc nhà trường phải di chuyển tài sản đến nơi an toàn.
gạo-3.jpg
Người dân Chương Mỹ nhận gạo cứu trợ
Trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn có 6 nhà văn hóa và 15 đình, chùa bị hư hỏng do ngập sâu trong nước lâu ngày…
 
“Ước tổng thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua trên địa bàn huyện khoảng hơn 264 tỷ đồng”, ông Hiến thông tin.
 
Đề cập đến công tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng trong đợt ngập lụt, theo ông Hiến, đến nay huyện đã nhận được gần 6 tỷ đồng tiền mặt hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức. Huyện Chương Mỹ thì hỗ trợ cho các xã, thị trấn úng ngập gần 90 tấn gạo, hơn 14.000 thùng mì tôm và các nhu yếu phẩm khác.
gạo-2.JPG
Hơn 90 tấn gạo hỗ trợ đã được chuyển về các xã của huyện Chương Mỹ
 
"Toàn bộ hàng cứu trợ đã được UBND các xã chuyển đến từng gia đình, không có người dân nào bị đói khát. Số tiền viện trợ khoảng hơn 6 tỷ đồng chúng tôi họp, xem xét từng hộ bị thiệt hại, từ đó sẽ có mức hỗ trợ và chia sẻ đến những gia đình bị thiệt hại trong đợt mưa lũ, đảm bảo công bằng, chính xác", ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ nói.
hung.JPG
Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ khẳng định nhân dân không bị đói
 
Xây dựng đê Tả Bùi bằng bê tông
 
Hữu Bùi là vùng phân lũ, nên mực nước sông lên báo động 3 là cho tràn qua đê. Người dân ở hữu Bùi sống chung với lũ như vậy từ nhiều năm nay. Còn đê tả Bùi, phải đảm bảo an toàn bằng mọi giá để bảo vệ khu vực nội thành và tài sản của người dân", ông Đinh Mạnh Hùng nhấn mạnh
 
Theo đó, huyện này đề nghị cho xử lý toàn bộ tuyến đê tả Bùi bằng cừ bê tông dự ứng lực. Từ nay đến năm 2019 sẽ thí điểm đầu tư một đoạn đê xung yếu nhất của đê tả Bùi có chiều dài khoảng 1.500m, từ cầu Bến Cốc đến hết tràn Thanh Bình.
 
Huyện Chương Mỹ, khu vực hữu Bùi phần lớn diện tích nằm trong vùng trũng thấp, bị ảnh hưởng nặng nề của lũ rừng ngang từ Hòa Bình, các huyện Quốc Oai, Thạch Thất dồn về và nước mưa nội địa, nhưng nhiều năm qua chưa có giải pháp nào để giải quyết triệt để.
 
Do vậy, cần có giải pháp để người dân 4 xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Thủy Xuân có cuộc sống ổn định, yên tâm sản xuất, sinh hoạt trong điều kiện buộc phải “sống chung với lũ”.
 
ngập.jpg
Bốn xã của huyện Chương Mỹ buộc phải sống chung với lũ
Báo cáo về tình hình ngập, lụt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ, cho biết, từ ngày 17-7 đến 21-7, trên địa bàn thành phố Hà Nội có lượng mưa xấp xỉ 300mm/h trong điều kiện bất lợi, do lúa vụ mùa vừa cấy xong.
 
Do mưa lớn ở các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) nên mực nước sông Bùi, sông Tích lên nhanh, tràn toàn bộ hệ thống đê Bùi; một phần đê tả Tích, đê bao sông Tích cũng bị tràn. Trước tình hình đó, Ủy ban Phòng chống thiên tai thành phố đã phối hợp chặt chẽ với huyện Chương Mỹ để tập trung xử lý, không để thiệt hại lớn; di dời dân, cơ sở sản xuất, chăn nuôi...
 
Tuy nhiên, vào cuối tháng 7, khu vực Hà Nội tiếp tục có đợt mưa lớn, mực nước sông Bùi, sông Tích tiếp tục dâng cao, mực nước đã cao hơn năm 2008 (cao nhất ngày 30-7 tại sông Bùi là 7,52m, cao hơn báo động số 3 là 1m) và mực nước tràn qua đê tả Bùi, tả Tích. 
 
Trước tình hình cấp bách, đêm 30-7, Sở Nông nghiệp và PTNT đã cung cấp đủ 1 vạn bao cát để 500 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô đắp đê chống tràn ở đê tả Bùi. Đến sáng 31-7, mực nước tại khu vực tả Bùi đã ổn định (7,42m), xuống được 10 cm nước, nhưng vẫn đáng lo ngại vì nước xuống rất chậm.
 
 
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top