Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 11 năm 2017 | 7:19

Chương trình REDD+: Tham vọng giảm phát thải khí nhà kính và tăng hấp thụ các-bon

Sáng nay (16/11), tại thành phố Vinh đã diễn ra hội thảo tham vấn về đả m bảo an toàn môi trường và xã hội trong các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng vùng Bắc Trung Bộ cho 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ là Chương trình REDD+ cấp vùng thực hiện đầu tiên ở nước ta, với tham vọng giảm phát thải khí nhà kính và tăng hấp thụ các-bon khoảng 33,06 triệu tấn CO2 quy đổi, trong đó Quỹ Đối tác Cac-bon trong lâm nghiệp FCPF/Ngân hàng Thế giới đã cam kết chi trả cho các nỗ lực giảm phát thải sau khi thẩm định kết quả thực hiện là 10,3 triệu tấn CO2 quy đổi, tương đương với 51,5 triệu USD trong thời gian 6 năm thực hiện Chương trình (từ năm 2018 đến năm 2024).

Tham gia hội thảo các học viên được giới thiệu về bảo đảm an toàn môi trường và xã hội trong thực hiện REDD+; các yêu cầu tuân thủ bảo đảm an toàn môi trường và xã hội đối với công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng trong quá trình tham gia thực hiện chương trình giảm phát thải.

Chăm sóc giống cây keo giống tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện Anh Sơn

Thông qua hội thảo tham vấn, cán bộ của các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng các cấp đã hiểu rõ hơn về REDD+ và các hoạt động liên quan đến REDD+, nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ bảo đảm an toàn môi trường và xã hội khi thực hiện chương  trình  phát thải.

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Hoài Ninh, điều phối viên của dự án FCPF-2 chia sẻ: Trên thực tế, REDD+ vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Việt Nam đã và đang tích cực nỗ lực xây dựng kế hoạch hành động chuẩn bị cho sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng, hạn chế suy thoái rừng; bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý rừng bền vững và nâng cao trữ lượng các-bon rừng (REDD+).

Vì vậy, các công ty nông lâm nghiệp, BQL rừng phòng hộ ngoài việc thực hiện tốt công tác chuyên môn như ưu tiên bảo vệ rừng tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng trồng. Tối đa hóa các lợi ích các dịch vụ từ rừng, như bảo vệ đất và nguồn nước, lưu trữ các-bon ...

Đặc biệt, cần phối kết hợp với các ngành, chính quyền địa phương tập trung cải thiện sinh kế người dân sống dựa vào rừng. Nâng cao nhận thức về môi trường và xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao trữ lượng các-bon của rừng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cũng tại hội thảo các học viên còn được thảo luận nhóm nhằm xây dựng, đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường và xã hội trong quá trình triển khai REDD+ trong thời gian tới.

Huyền Trang

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top