Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 9 năm 2018 | 21:43

Cơ cấu lại nền kinh tế: 41% khó hoàn thành

Theo đánh giá chung của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, có 24% mục tiêu cơ cấu lại dự kiến hoàn thành, 32% có khả năng hoàn thành và 41% khó hoàn thành.

img_8638.JPG
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

Để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam, chiều nay (5/9) Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (AUS4REFORM) tổ chức Hội thảo tham vấn: “Đánh giá giữa kỳ kết quả cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020”.

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Nghị quyết 27 NQ/CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng gồm 16 định hướng, chính sách lớn và 120 nhóm nhiệm vụ thực hiện ở cấp bộ, ngành. Đến nay, có 25,8 % nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả rõ ràng; 57,5% nhiệm vụ đang triển khai nhưng chưa có kết quả rõ ràng, 16,7% nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa có kết quả.

Kết quả cơ cấu lại kinh tế nửa đầu giai đoạn 2016-2020 cho thấy kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng phục hồi, đạt mức tương đối cao, chất lượng tăng trưởng cải thiện, cách thức tăng trưởng có thay đổi tích cực so với trước. Tuy nhiên, cách thức phân bố nguồn lực vẫn chưa thay đổi. Nguồn lực về cơ bản chưa được phân bố lại theo hướng nâng cao hiệu quả. Các dòng chảy lớn như sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; nông thôn sang thành thị, nhà nước sang tư nhân… còn chuyển dịch chậm. 

Ông Cung cho rằng, giải pháp quan trọng nhất trong thời gian tới có lẽ là nhóm giải pháp về nghiên cứu chuẩn bị cho giai đoạn 2021-2030. Nội dung của giai đoạn này phải là vừa hoàn thành chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế số, vừa phải tận dụng cơ hội cách mạng 4.0. Giai đoạn này phải chấm dứt tình trạng "kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi" để biện minh cho sự kém cỏi, yếu kém.

“Chỉ có thị trường, thị trường và thị trường hơn mới tạo ra động lực mới cho tăng trưởng, phát triển. Còn nếu cứ kìm hãm thị trường như hiện nay thì sẽ không có dư địa cho tăng trưởng”, ông Cung nhấn mạnh.

 

kt.jpg

Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện giải pháp hiện có như: Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, xử lý nợ xấu… nhưng phải tăng quy mô, tốc độ và đảm bảo tính thực chất, đầy đủ, không hình thức, nửa vời. Phải có nhóm chuyên gia độc lập thẩm định các dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành… trước khi trình Chính phủ. 

Vẫn còn quá nhiều thủ tục hành chính

Luật sư Lê Văn Hà cho biết, hiện, Việt Nam có trên 7.200 thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ tốn kém và có xu hướng tăng. Đặc biệt, lệ phí liên quan đến doanh nghiệp. 

Đơn cử, lệ phí đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp theo Thông tư 263/2016/BTC-TT tăng trung bình 150-200% các loại lệ phí công bố hợp quy – công bố sự phù hợp đối với thực phẩm công nghiệp, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng tăng 3 lần (1,5triệu). Thời gian thực hiện và hoàn thành thủ tục hành chính dây dưa, kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.

Về thủ tục công bố hợp quy, hợp chuẩn theo điều 45, 48 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định DN phải đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền nhưng các thủ tục này vẫn quy định theo hướng thẩm định, cấp phép nhiều hơn là đăng ký. Do đó, cần bãi bỏ thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, chuyển việc kiểm tra thủ tục kinh doanh sang hậu kiểm, xã hội hoá thủ tục đăng ký hợp quy, hợp chuẩn. 

 

D.Thanh
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top