Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 8 tháng 11 năm 2014 | 9:0

Công an Hà Nội vào cuộc vụ khai khống lúa giống ở HTX Đại Nghĩa

KTNT - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Công an thành phố làm rõ việc HTX Đại Nghĩa đã khai khống lúa giống, trục lợi gần 100 triệu đồng.
 

>> Khai khống hàng ngàn kg giống lúa lai để trục lợi

 

>> Người dân gửi tâm thư cho GĐ Công an TP. Hà Nội


Ngày 5/11, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP. Hà Nội, UBND huyện Mỹ Đức làm rõ việc HTX Đại Nghĩa (ở huyện Mỹ Đức) đã khai khống lúa giống, trục lợi gần 100 triệu đồng.
 
Ngày 27/10/2014, Báo Kinh tế nông thôn có Công văn 375/CVBĐ -KTNT gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, phản ánh, vụ xuân năm 2014 Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Nghĩa lợi dụng chính sách hỗ trợ 50% kinh phí giống lúa lai đã lập danh sách khống, giả mạo chữ ký để trục lợi.
 
Sau khi phát hiện sai phạm, Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức yêu cầu HTX NN Đại Nghĩa nộp trả 100% tiền lúa giống 
HTX này đã nhận của Phòng.

Về việc này, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo giao cho Công an thành phố chủ trì phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức xem xét, kiểm tra, xác minh sự việc, thông tin đến Báo Kinh tế nông thôn, báo cáo UBND thành phố trước ngày 20/11/2014.

Trước đó, báo Kinh tế nông thôn có loạt bài phản ánh trong vụ xuân năm 2014, HTXNN Đại Nghĩa lợi dụng chính sách hỗ trợ 50% kinh phí giống lúa lai đã lập danh sách khống, giả mạo chữ ký của hơn 100 xã viên để lấy 1.500 kg giống lúa lai Syn 6 được hỗ trợ đem bán ra bên ngoài trục lợi với số tiền là 79.500.000 đồng.
 
 
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo giao cho Công an thành phố phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức kiểm tra xác minh sự việc, thông tin tới Báo Kinh tế nông thôn, UBND thành phố trước ngày 20/11/2014.  

Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mỹ Đức chỉ đề cập đến 3 Đội trưởng Đội sản xuất gồm: Lưu Thị Nha, Nguyễn Minh Đức và Lê Xuân Thủy mà không quy rõ trách nhiệm đối với HTXNN Đại nghĩa, UBND thị trấn Đại Nghĩa, Phòng Kinh tế, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, UBND huyện Mỹ Đức, gây bức xúc dư luận.

Người dân cho rằng, các cơ quan chức năng cần xem xét, quy rõ trách nhiệm đối với từng cá nhân, tập thể để xảy ra vụ việc; cần khởi tố vụ án, khởi tố bị can nếu có dấu hiệu hình sự.

Báo Kinh tế nông thôn hoan nghênh sự vào cuộc kịp thời của UBND TP. Hà Nội và sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc. 

Ban bạn đọc
 
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top