Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 5 năm 2015 | 2:5

Cư dân “oằn mình” cõng phí bảo dưỡng hạ tầng

Từ số báo này, Kinh tế nông thôn mở trang Bất động sản nhằm cung cấp cho bạn đọc, các nhà đầu tư thông tin chuyên sâu về mảng bất động sản. Trong đó, tập trung vào thị trường, giới thiệu các dự án;  phân tích, đánh giá của các chuyên gia; tư vấn - giải đáp; trao đổi thông tin mua - bán... liên quan đến bất động sản.

Việc bàn giao hệ thống hạ tầng khu dân cư cho ngành chức năng quản lý sẽ khiến người dân gánh thêm nhiều khoản phí.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, tham gia gửi tin, bài, ảnh, video... để trang Bất động sản ngày một hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.

Hiện nay, theo quy định của Bộ Xây dựng và UBND TP.Hồ Chí Minh, các dự án phát triển bất động sản phải được đầu tư, xây dựng hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, chủ đầu tư dự án phải bàn giao các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đó (bàn giao toàn bộ giá trị tài sản đã đầu tư, không được bồi hoàn) cho các cơ quan chức năng theo phân công, phân cấp để quản lý và khai thác, vận hành. Với quy định hiện hành, cư dân vẫn phải gánh trên mình nhiều khoản phí.

Trăm phí đổ đầu cư dân

Trong Công văn số 32 của Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) góp ý dự thảo quy định giao chủ đầu tư các dự án chịu trách nhiệm quản lý, duy tu hệ thống hạ tầng kỹ thuật sau khi đã xây dựng hoàn chỉnh, phân tích cụ thể:

Về hệ thống cấp điện đến đồng hồ căn hộ, hiện nay, hầu hết các dự án phát triển bất động sản đều phải đầu tư đấu nối từ lưới điện quốc gia ở cấp điện áp 15-22 kV vào trạm biến thế tại khu vực dự án (hiện nay, hầu hết đều phải sử dụng cáp điện ngầm trung thế), sau đó hoàn tất lưới điện ngầm hạ thế đến đồng hồ căn hộ. Theo Luật Điện lực 2004 thì việc đầu tư lưới điện đến đồng hồ căn hộ thuộc trách nhiệm của công ty kinh doanh điện lực. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, gần như 100% dự án phát triển bất động sản thương mại đều do nhà đầu tư xây dựng hoàn thành hệ thống lưới điện này rồi bàn giao toàn bộ tài sản này cho ngành điện. Công ty điện lực được tăng tài sản rất lớn, doanh nghiệp phát triển bất động sản phải trả trước chi phí này, và cuối cùng, người tiêu dùng khi mua nhà phải gánh chịu.

Cũng như hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước đến đồng hồ căn hộ cũng do nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng đến đồng hồ căn hộ, sau đó bàn giao cho công ty kinh doanh nước sạch mà không được bồi hoàn. Chi phí người tiêu dùng phải chịu.

Tương tự, nhà đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng (trừ hệ thống chiếu sáng công cộng trong chung cư), hệ thống thoát nước bẩn, sau đó thông qua Sở Giao thông vận tải thành phố, bàn giao cho khu quản lý giao thông và cơ quan chống ngập thành phố.

Còn hệ thống đường giao thông nội bộ và công viên cây xanh trong dự án, theo phân cấp hiện nay, sau khi nhà đầu tư xây dựng hoàn thành, gần như toàn bộ đường giao thông nội bộ và công viên cây xanh trong dự án đều phải được bàn giao cho quận, huyện quản lý, duy tu, bảo dưỡng, trừ một vài tuyến đường chính, quan trọng phải bàn giao cho Sở Giao thông vận tải quản lý.

Khuyến khích để chủ đầu tư quản lý

Trong Văn bản số 541/TB-VP ngày 07/07/2014 của Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh về nội dung kết luận của đồng chí Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nêu: “Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính nghiên cứu đề xuất quy định các chủ đầu tư dự án sau khi xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục hạ tầng kỹ thuật của dự án (các tuyến đường giao thông, công viên cây xanh) sẽ chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng và quản lý theo đúng chức năng quy hoạch đã được duyệt (không bàn giao cho nhà nước quản lý như hiện nay) và sớm trình UBND thành phố”.

Để giải quyết thực trạng trên, HoREA đề xuất, khuyến khích các chủ đầu tư dự án tiếp tục nhận quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trước hết là hệ thống đường giao thông nội bộ, công viên cây xanh của dự án nếu có nhu cầu, có đủ điều kiện và phải được sự đồng thuận của cư dân trong khu vực dự án.

Bên cạnh đó, cũng không nên quy định bắt buộc tất cả các chủ đầu tư dự án phải tiếp tục nhận quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Nếu không có nhu cầu tiếp tục quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án, thì chủ đầu tư dự án sau khi đã hoàn thành xây dựng theo đúng quy hoạch và thiết kế đã được duyệt, sẽ bàn giao hệ thống này cho các cơ quan có thẩm quyền để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng theo quy định.

Thái An

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top