Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 21 tháng 2 năm 2019 | 17:16

Cụm di tích Đền Cờn - Điểm du lịch của tỉnh Nghệ An

Lễ hội Đền Cờn năm nay diễn ra từ sáng 23/02 đến chiều 25/02/2019 (19 - 21 tháng Giêng Kỷ Hợi). Đây là lễ hội thường niên của Đền Cờn. Từ khi thành lập thị xã Hoàng Mai (năm 2013) đến nay, đây cũng là thời điểm khai trương mùa du lịch thị xã Hoàng Mai.

Tại Lễ hội Đền Cờn năm nay sẽ công bố quyết định công nhận Cụm di tích Đền Cờn là Điểm du lịch của tỉnh nghệ An.

img_0600.JPG
Tượng “Tứ vị thánh nương” được thờ ở Đền Cờn trong.

 

Đứng đầu “Tứ linh”

Đền Cờn từ lâu được dân gian xếp đứng đầu “Tứ linh”: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền Cờn bao gồm Đền Cờn trong và Đền Cờn ngoài.

Theo phả hệ Đền Cờn và truyền miệng trong dân gian, Đền Cờn trong dựa lưng vào núi, ngoảnh mặt ra sông Mai Giang tấp nập trên bến dưới thuyền, thờ tứ vị thánh nương nhà Nam Tống, bao gồm thái hậu Dương Nguyệt Quả; hoàng hậu Quách Thị và 2 công chúa Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương. Đền Cờn ngoài tựa lưng vào núi Hùng Vương, ngoảnh mặt ra biển Đông, thờ vua Tống Đế Bính và 3 vị quan đại thần nhà Nam Tống là Lục Tú Phu, Trương Thế Kiệt và Văn Thiên Tường.

Theo sử cũ và ngọc phả Đền Cờn ghi lại, vào thế kỷ 13, quân Nguyên Mông hung hãn đánh chiếm Trung Hoa, triều đình Nam Tống chống cự yếu ớt rồi tan rã, bỏ chạy ra biển, vua tôi nhà Nam Tống, kẻ tử trận, kẻ cùng đường phải nhảy xuống biển tự tử, trong đó có vua Tống Đế Bính và 3 vị quan đại thần nói trên. Riêng tứ vị thánh nương (thái hậu, hoàng hậu và 2 công chúa), ngồi trên thuyền trôi dạt trên biển, trôi xuống phương Nam và dạt vào bờ biển làng chài Phương Cần (Quỳnh Phương ngày nay), được nhà sư chùa Quy Sơn cứu vớt. Sau khi được cứu chữa, nuôi dưỡng, những người phụ nữ trong hoàng tộc Trung Quốc này khỏe mạnh trở lại  và rất xinh đẹp. Sau đó, họ gieo mình xuống biển tự tử khi nghe tin vua và triều thần đều chết.

Cũng có truyền thuyết rằng, khi họ trở nên xinh đẹp thì bị các chú tiểu trêu ghẹo, hay khi vào đưa cơm cho nhà sư đang tụng kinh niệm phật trong đêm khuya thì bị hiểu nhầm, cùng với đó là tâm trạng buồn chán vì “nước mất nhà tan” nên tứ vị đã quyên sinh…

Khi thi thể tứ vị nổi lên, nhân dân trong vùng vớt lên chôn cất và lập đền thờ. Sau đó nhân dân làng Phương Cần thờ Vua Tống Đế Bính, các quan đại thần cùng với mẹ là thái hậu.

Đầu thế kỷ 19, vua Gia Long cho lập đền Cờn ngoài ở núi Hùng Vương để thờ vua và các quan đại thần bởi quan niệm: “Nam nữ thụ thụ bất tương thân - nam nữ bất động cung” (Nam nữ không thờ một nơi).

img_1554.JPG
Một góc Đền Cờn trước ngày khai hội

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

Trải qua hơn 700 năm kể từ ngày xây dựng, do thời tiết khắc nghiệt và sự biến thiên của lịch sử, Đền Cờn xuống cấp và được sửa chữa nhiều lần.  Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, của tập thể và sự tâm huyết của một số cá nhân như ông Nguyễn Quý Tấn, nguyên Trưởng ban bảo vệ tôn tạo Đền Cờn (đã mất), bà Nguyễn Thị Mai, chủ doanh nghiệp Phương Mai…, Đền Cờn đã được tôn tạo như ngày nay và trở thành Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

 Đền Cờn linh thiêng bậc nhất trong các tứ linh ở Nghệ An, bởi từ xưa đến nay, tại đền này “Cầu gì được nấy”: Cầu mưa thuận gió hòa, cầu mùa màng tốt tươi, cầu đánh bắt được nhiều cá, tôm, cầu thi cử đỗ đạt… đều ứng nghiệm.

Đặc biệt, Đền Cờn còn nổi tiếng bởi là ngôi đền duy nhất khi có tới 3 bậc đế vương vào cầu đảo đánh tan giặc giã và đều được toại nguyện.

Năm 1312, vua Trần Anh Tông khi đem quân vào đánh Chiêm Thành, đã dừng nghỉ ở Đền Cờn, nửa đêm nhà vua được  thần nữ nước Tống báo mộng xin đi phù hộ đánh giặc. Tỉnh dậy, vua đã dâng lễ vật tạ ơn và trận đó vua đánh thắng giặc Chiêm. Trở về, nhà vua đã làm lễ tạ ơn và phong thần nữ Đền Cờn là: “Đại Càn quốc gia nam hải thánh mẫu thượng đẳng thần” (Vị Thánh mẫu ở Cửa Càn biển Nam hải nước Việt Nam được phong là thần bậc thượng đẳng).

Anh hùng Lê Lợi trong 10 năm tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428), đã nhiều lần sai các tướng đem lễ vật về Đền Cờn xin âm phù đánh giặc. Sau khi thắng lợi, lên ngôi vua, Lê Thái Tổ đã dùng nhiều mỹ từ tôn vinh, ca ngợi Đền Cờn.

Đặc biệt, vua Lê Thánh Tông, vào năm 1470, đã đem 5.000 chiến thuyền, 25 vạn quân đi đánh Chiêm Thành, qua Đền Cờn dâng lễ vật, cầu đảo xin âm phù đi đánh giặc. Trận đó nhà vua thắng to, bắt được cả vua Chiêm. Trên đường trở về, nhà vua quên không vào Đền Cờn làm lễ tạ. Khi đi quá Đền Cờn chừng 10 dặm, thì trời đang quang đãng, gió Nam thổi nhẹ bỗng đột nhiên tối sầm, gió Đông Bắc nổi lên ầm ầm, đẩy thuyền vua trở lại (hồi lại). Vua chột dạ, sai quan quân sắm lễ vật cùng mình vào đền làm lễ tạ. Vừa lễ xong, gió Đông cũng ngừng thổi, trời trong xanh trở lại, vua trở về Thăng Long an toàn. Khu vực gió Đông nổi lên đẩy thuyền vua trở lại, có tên Đông hồi từ đó, ngày nay thuộc xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai.

img_1553.JPG
Lễ hội Đền Cờn thu hút nhiều du khách “trên bến dưới thuyền”.

Với việc công nhận Cụm di tích Đền Cờn là Điểm du lịch của Nghệ An, Lễ hội năm nay sẽ có nhiều nội dung phong phú và các hoạt động cũng diễn ra sôi nổi hơn. Tại Đền Cờn sẽ trưng bày, giới thiệu và bán các sản vật đặc trưng của vùng biển Hoàng Mai và xứ Nghệ. Nhiều nghi lễ trước đây sẽ được khôi phục như Lễ tế Trầu, Lễ tế Trâu, Lễ tế Nữ quan… Nhiều trò chơi dân gian như nướng bánh, nướng cá, đan lưới… cũng được tái hiện. Quy mô lễ hội cũng được mở rộng với nhiều huyện, thành, thị trong và ngoài tỉnh Nghệ An tham gia…

Đền Cờn - Ngôi đền thiêng nơi địa đầu xứ Nghệ đã và đang là địa chỉ du lịch thu hút khách thập phương đến chiêm bái, hành lễ… Không chỉ là du lịch tâm linh, ngôi đền hơn 700 tuổi còn xứng đáng là điểm nhấn của xứ Nghệ “Non xanh nước biếc” mà mọi người dân trong đời, ai cũng có ước nguyện một lần được ghé thăm…

 

Bá Minh
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn-ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Top