Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2019 | 10:37

Cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung: Ai là người chịu thiệt?

Tổng thống Trump nhấn mạnh, tăng thuế với hàng Trung Quốc không dẫn đến tăng giá với người tiêu dùng Mỹ, bởi phần này chủ yếu do phía Trung Quốc chịu.

Tổng thống Trump ngày 5/5 khẳng định sẽ tăng thuế nhập khẩu lên 25% đối với 200 tỷ USD giá trị hàng Trung Quốc từ ngày 10/5 do đàm phán thương mại không tiến triển. Động thái này đánh dấu sự leo thang đáng kể xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và sự thay đổi giọng điệu từ ông Trump.

 

my tang thue voi hang trung quoc: ai la nguoi chiu thiet? hinh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Daily Post

 

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết Trung Quốc đã rút lại một số cam kết mà họ đã đưa ra trước đó và đây là nguyên nhân khiến ông Trump đưa ra quyết định tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ cũng cho biết ông sẽ còn nhắm vào mục tiêu 325 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc trong thời gian tới. “Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp tục, nhưng quá chậm, khi họ cố gắng đàm phán lại. Không”, ông Trump nói trên Twitter.

Chiến thuật đàm phán?

Tuyên bố của Tổng thống Trump được cho là chiến thuật gây sức ép trước vòng đàm phán thương mại mới trong tuần này. Các quan chức Trung Quốc dự kiến gặp các đối tác Mỹ tại Washington vào ngày 8/5 sau khi vòng đàm phán tại Bắc Kinh tuần trước được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin mô tả là có hiệu quả.

Tờ Wall Street Journal đêm 5/5 (giờ Mỹ) cho biết, Trung Quốc đang xem xét hủy các cuộc đàm phán thương mại trong tuần này ở Washington sau tuyên bố tăng thuế của Tổng thống Trump.

Trong khi đó, Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo có ảnh hưởng của Trung Quốc cho biết, Phó Thủ tướng Lưu Hạc nhiều khả năng sẽ không tới Washington.

“Tôi nghĩ Phó Thủ tưởng Lưu Hạc nhiều khả năng sẽ không tới Mỹ trong tuần này. Hãy cứ để ông Trump tăng thuế. Hãy xem khi nào đàm phán thương mại có thể khôi phục”, Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời báo đăng tải trên Twitter.

Liên quan tới việc tăng thuế, Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng, các biện pháp đánh thuế với hàng Trung Quốc sẽ không dẫn đến tăng giá với người tiêu dùng Mỹ. “Tiền thuế được trả cho Mỹ ít có tác động đến chi phí sản xuất, bởi phần này chủ yếu do phía Trung Quốc chịu”, ông Trump tuyên bố trên Twitter.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Mỹ, phần lớn ủng hộ các biện pháp mạnh mẽ của Trump đối với Trung Quốc về thương mại, lại muốn thuế được giảm hay dỡ bỏ chứ không phải gia tăng.

Ông Christin Fernandez, một người phát ngôn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Mỹ cho rằng: “Việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu gia đình Mỹ và nó sẽ khiêu khích sự đáp trả nhằm vào các nông dân Mỹ”.

Trong khi đó, quyết định tăng thuế của Tổng thống Trump lại nhận được sự ủng hộ hiếm hoi từ lãnh đạo Dân chủ Mỹ tại Thượng viện Chuck Schumer, người đã kêu gọi ông Trump tiếp tục cứng rắn để giành chiến thắng trước Trung Quốc.

Kéo dài cuộc chiến thương mại?

Cố vấn kinh tế Nhà trắng Larry Kudlow nói với Fox News rằng, tuyên bố trên Twitter của Tổng thống Trump là một lời cảnh báo với Trung Quốc.

Tuy nhiên, Tai Hui, một chiến lược gia thị trường Châu Á-Thái Bình Dương tại J.P. Morgan cho rằng, lời đe dọa mới nhất của Tổng thống Trump có thể phản tác dụng,

“Chúng ta đã có bài học cách đây 1 năm, Bắc Kinh có thể sẵn sàng rời khỏi bàn đàm phán nếu Mỹ áp dụng những chiến thuật mà họ không đồng tình”, Tai Hui nhấn mạnh.

Trong một bài viết trên South China Morning Post, nhà phân tích David Dodwell thuộc trung tâm nghiên cứu chính sách thương mại Hong Kong-APEC nhận định, Tổng thống Trump sẽ khó giành chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc hơn những gì ông đã nói.

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nền kinh tế Mỹ đang phải chịu tổn thất cho những đòn thuế quan mà Tổng thống Trump nhằm vào Trung Quốc. Trong khi đó, các cuộc đàm phán thương mại thời gian gần đây với các đối tác khác như Nhật Bản, Liên minh châu Âu… cho thấy Trung Quốc sẽ không dễ dàng cho Mỹ một thỏa thuận thương mại mà Washington được hưởng nhiều ưu tiên hơn.

Thuế tăng, ai là người chịu thiệt?

Tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, chính phủ Mỹ sẽ thu thuế từ  các công ty nhập khẩu hàng hóa. Hầu hết các nhà nhập khẩu này là công ty Mỹ hoặc các công ty nước ngoài đăng ký tại Mỹ.

Vậy khi thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc tăng, các nhà nhập khẩu sẽ làm như thế nào? Họ có vài cách để đối phó với khoản thuế tăng này:

1. Trả toàn bộ chi phí và chấp nhận lợi nhuận thấp.

2. Cắt giảm chi phí sản xuất để đối phó với mức thuế cao hơn.

3. Đề nghị các nhà cung cấp ở Trung Quốc phải chiết khấu để hỗ trợ bù tiền thuế tăng.

4. Tìm các nguồn cung cấp từ bên ngoài Trung Quốc. Trong trường hợp này, các công ty Trung Quốc sẽ mất thị phần.

5. Tính chi phí thuế quan vào giá bán lẻ. Điều này đồng nghĩa với việc giá sản phẩm tăng và người tiêu dùng Mỹ sẽ chịu thiệt.

Hầu hết các nhà nhập khẩu đều sẽ kết hợp các lựa chọn trên để chia đều chi phí giữa nhà cung cấp, bản thân họ [nhà nhập khẩu] và người tiêu dùng.

Theo ghi nhận, việc tăng thuế đối với kim loại và hàng hóa Trung Quốc đã khiến chi phí sản xuất của Caterpillar tăng thêm 100 triệu USD năm ngoái. Nhà sản xuất thiết bị này đã phải tăng giá sản phẩm để bù thuế.

Nhà sản xuất máy kéo Deere & Co. cũng ước tính tăng 100 triệu USD chi phi các vật liệu thô trong năm 2019 do thuế đối với hàng hóa Trung Quốc tăng. Deere đã buộc phải cắt giảm chi phí và tăng giá để đảm bảo lợi nhuận.

Nghiên cứu của Ngân hàng dự trữ liên bang New York, Đại học Princeton, và Đại học Columbia kết luận rằng, tăng thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc khiến các công ty và người tiêu dùng tốn 3 tỷ USD mỗi tháng cho các khoản thuế bổ sung và các công ty phải chịu thêm 1,4 tỷ USD tổn thất do thuế trong năm 2018.

Trung Quốc cũng đã đáp trả đòn thuế quan của Mỹ bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa nhập từ Mỹ. Hầu hết các nhà nhập khẩu hàng Mỹ ở Trung Quốc đều là công ty Trung Quốc. Vì thế, tương tự như cách chính phủ Mỹ đang thu thuế hàng hóa Trung Quốc từ chính các nhà nhập khẩu Mỹ, thì chính phủ Trung Quốc cũng sẽ nhận phần thuế đánh vào hàng hóa Mỹ từ chính các nhà nhập khẩu Trung Quốc.

Điều đáng nói ở đây là sự chênh lệnh giá trị nhập khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo số liệu của Cục Phân tích kinh tế (Bộ Thương mại Mỹ), năm 2017, giá trị hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc là 505 tỷ USD, cao hơn nhiều so với giá trị 130 tỷ USD hàng hóa mà Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ. Sự chênh lệch này không thay đổi đáng kể trong năm 2018./.

Theo Reuters, SCMP/VOV

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    Chủ tịch Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam - GS.TS. Lê Quốc Doanh đánh giá cao những kết quả trong công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của HLV tỉnh Nghệ An trong nhiều năm qua.

  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top