Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 12 tháng 8 năm 2018 | 9:3

Đắc Nông: Nỗ lực gìn giữ “gia tài” văn hóa Tây Nguyên

Song song với phát triển kinh tế, phải giữ gìn “gia tài” văn hóa dân tộc như là “hệ điều tiết” xã hội. Đó là điều mà người dân Đắk Nông đang dày công thực hiện, thông qua việc kêu gọi người dân xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự...

dn-e-de-919.jpg

Khách du lich châu Âu thăm mô hình dệt thổ cẩm cuả bà con Đắc Nông 

 

Mới đây, tỉnh Đắk Nông đã đón Đoàn chuyên gia UNESCO vào khảo sát thực địa và tiến trình xây dựng hồ sơ công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu cho Công viên địa chất núi lửa Krông Nô. Điều đáng nói, chuyến khảo sát diễn ra chỉ trong mấy ngày nhưng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với các chuyên gia.

Người bạn đồng nghiệp của tôi đi theo đoàn cho biết, bên cạnh sự đón tiếp trọng thị, chu đáo, ân cần của lãnh đạo tỉnh, các ngành chức năng, tại các điểm Đoàn chuyên gia đến, đồng bào các dân tộc cũng hết sức vui mừng, thể hiện tình cảm rất nồng ấm. Bên bếp lửa hồng và men say của rượu cần, cả người dân cùng các chuyên gia tay trong tay nới rộng vòng xoay và hát những giai điệu của Tây Nguyên.

Ngoài ra, các chuyên gia còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của núi rừng như cơm lam, thịt nướng, canh thụt, đọt mây, lá bép... Sự chân tình, ấm áp đó đã khiến nhiều thành viên của đoàn rất ấn tượng, vì tất cả đều rất đẹp, và nhất là tình cảm mà cộng đồng nơi đây mang lại cho họ.

Lâu nay, nhiều bạn bè, du khách trong và ngoài nước khi đến với Đắk Nông cũng luôn bày tỏ sự hài lòng về những danh lam, thắng cảnh, nhất là lòng mến khách, tiếp đón nồng hậu của người dân Đắk Nông.

Mỗi khi tỉnh đăng cai tổ chức các giải thể thao thành tích cao của quốc gia như bóng chuyền nữ, võ thuật…, các đoàn vận động viên ngoài tỉnh khi đến với Đắk Nông đều cảm nhận được sự chân tình, ấm áp, vô tư, mến mộ của người dân Đắk Nông.

Chúng ta cũng chưa hề chứng kiến hay nghe “điều tiếng” gì về những hình ảnh chướng tai, gai mắt, phản cảm, chặt chém giá cả đối với du khách của người dân trong tỉnh.

Đặc biệt, mặc dù đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều phong trào như hiến đất, góp công, góp của xây dựng nông thôn mới, giúp nhau giảm nghèo, làm việc thiện, hiến máu tình nguyện... trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa rộng rãi, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là các bạn trẻ, đoàn viên, thanh niên.

Điển hình, với tấm lòng thiện nguyện, mỗi người chia sẻ một chút vật chất, thời gian để hỗ trợ những hoàn cảnh, mảnh đời kém may mắn trong xã hội, nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện do các bạn trẻ thành lập đã ra đời, góp phần gắn kết, sẻ chia, nhân lên những tấm lòng nhân ái trong cộng đồng.

Ở các địa phương xuất hiện ngày càng nhiều những người dân, với tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp, sẵn sàng hiến đất, chặt bỏ cây trồng của gia đình để xây dựng các công trình công cộng mà không đòi hỏi  bất cứ một sự đền bù nào.

 Mới đây, sau khi kết thúc Chương trình “Đắk Nông-Mùa bơ chín” năm 2018, đảo nổi hồ Trung tâm thị xã Gia Nghĩa - nơi tổ chức Hội chợ thương mại kết nối cung cầu bơ và các sản phẩm nông nghiệp đã ngập trong rác thải, gây phản cảm, ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân do đơn vị được tỉnh thuê tổ chức sự kiện là một công ty ngoài tỉnh, đáng lý họ phải có trách nhiệm thu dọn rác thải, bàn giao lại mặt bằng sạch sẽ như ban đầu, nhưng họ đã không làm.

Vậy là, mặc dù không thuộc trách nhiệm của mình, nhưng sau khi nắm bắt thông tin, UBND thị xã Gia Nghĩa đã vận động doanh nghiệp vệ sinh môi trường huy động cả chục nhân công nhanh chóng dọn dẹp sạch sẽ khu vực đảo nổi.

Sự chỉ đạo kịp thời của UBND thị xã Gia Nghĩa và sẵn sàng vào cuộc của công ty môi trường thật sự đáng được biểu dương, không những bảo đảm vệ sinh môi trường cho đô thị mà còn thể hiện sự ứng xử có văn hóa.

Đó chính là điều bắt nguồn từ văn hóa ứng xử của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Đắc Nông, cũng có thể gọi đó là “gia tài” văn hóa mà địa phương đã và đang dày công vun đắp, cố gắng giữ gìn, phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

Những hành động đẹp, việc làm hay, cách ứng xử thân thiện, văn minh của mỗi người dân, chính là góp phần xây dựng lối sống văn hóa, đạo đức, sống có nghĩa có tình ở Đắc Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top