Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 18 tháng 7 năm 2017 | 8:19

Đại án Phạm Công Danh: Vay vốn một đàng, sử dụng một nẻo

Bảo lãnh cho 12 công ty vay 4.700 tỷ đồng mua bán vật liệu xây dựng, nhưng khi tiền vào tài khoản, Phạm Công Danh lại chuyển về tăng vốn cho VNCB.

Dùng tiền vay của BIDV sai mục đích

Kết luận điều tra của cơ quan điều tra Bộ Công an đối với vụ án Phạm Công Danh – Cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) giai đoạn 2 cho thấy, hành vi cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng của Phạm Công Danh và thuộc cấp đối với ngân hàng.

Một trong những khoản thiệt hại được cơ quan điều tra xác định liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ đồng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

dai an pham cong danh vay von mot dang su dung mot neo hinh 1
Phạm Công Danh tại phiên tòa xét xử giai đoạn 1 đại án kinh tế xảy ra tại VNCB.

Theo tài liệu điều tra, khoảng tháng 9/2013, do không có tiền tăng vốn điều lệ cho VNCB, Phạm Công Danh tìm đến BIDV Hội sở chính tại Hà Nội gặp lãnh đạo ngân hàng.

Theo lời khai, Phạm Công Danh đã gặp người của BIDV đặt vấn đề khách hàng của VNCB cần vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD).

Do VNCB đang trong giai đoạn tái cơ cấu, chưa được tăng trưởng tín dụng nên Phạm Công Danh giới thiệu “khách hàng” sang BIDV để xem xét cho vay theo đề án “gói liên kết 4 nhà”.

Trường hợp các khách hàng không đủ tài sản đảm bảo, VNCB sẽ hỗ trợ bằng cách sử dụng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp, để đảm bảo khoản vay theo quy định của BIDV.

Trước đó, ngày 24/5/2013, giữa BIDV và VNCB đã cùng nhau ký thỏa thuận hợp tác với các nội dung: BIDV ủng hộ VNCB tham gia chuỗi liên kết 4 nhà. BIDV xem xét cấp hạn mức giao dịch liên ngân hàng cho VNCB theo quy định hiện hành của BIDV.

Do vậy, ông Sáng đã đồng ý chủ trương về việc xem xét cho các khách hàng do VNCB giới thiệu sang BIDV vay vốn, nếu đáp ứng được các điều kiện vay vốn của BIDV.

12 công ty “khách hàng” được Phạm Công Danh giới thiệu thực chất cũng là công ty con của Phạm Công Danh đã làm các thủ tục vay.

Tiền giải ngân của BIDV được rót vào 4 công ty cung cấp VLXD cũng là công ty do cựu Chủ tịch VNCB lập ra.

Sau khi tiền vào tài khoản, Phạm Công Danh không sử dụng đúng như phương án vay vốn trong hồ sơ của 12 công ty mà dùng để tăng vốn điều lệ VNCB từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng.

Thủ đoạn đơn giản

Trong 12 công ty con đứng tên hồ sơ vay vốn, Phạm Công Danh chỉ đạo thuộc cấp lập hồ sơ tài chính khống, phương án vay vốn khống, các hồ sơ mua bán VLXD đầu ra- đầu vào… để nộp cho BIDV.

Phạm Công Danh cũng quyết định dùng tài sản đảm bảo gồm: 6 lô đất sân vận động Chi Lăng, đất tại 209 Trường Chinh (phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) và 3.070 tỷ tiền gửi của VNCB để bảo lãnh các khoản vay.

12 công ty không hoạt động kinh doanh VLXD, giám đốc các công ty đều là nhân viên hoặc người thân của Tập đoàn Thiên Thanh, không có quyền quyết định gì. Nhưng trong hồ sơ vay vốn, những giám đốc này lại được “biến hóa” thành những cử nhân kinh tế, chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty, có năng lực, trình độ và các mối quan hệ rộng.

Trong hồ sơ vay vốn, cũng cho biết, phương án trả nợ là lợi nhuận, doanh thu kinh doanh của 12 công ty.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, BIDV ra quyết định phê duyệt đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn, đồng thời giao cho 4 chi nhánh thực hiện cho vay và thu nợ đầy đủ.

Sau khi giải ngân BIDV yêu cầu 12 công ty cung cấp bổ sung hồ sơ, hóa đơn chứng minh việc mua bán, giao nhận hàng hóa VLXD và phối hợp để BIDV tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay nhưng các công ty không cung cấp với lý do chưa giao nhận hàng hóa nên BIDV đã thu nợ trước hạn.

Hành vi của Phạm Công Danh cùng thuộc cấp gây thiệt hại cho VNCB và bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với BIDV, cơ quan điều tra cũng xác định một số sai phạm như không tiến hành kiểm tra; thẩm định đối với khách hàng vay vốn, không yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo quyết toán thuế và không lập phiếu điều tra khách hàng về tình hình tài chính; chỉ kiểm tra thẩm định đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các phương an kinh doanh trên hồ sơ lập khống, thực tế các công ty vay vốn không hoạt động…

Tuy nhiên, do kết quả giám định của NHNN cho rằng, thiệt hại không xảy ra tại BIDV nên các cá nhân liên quan không phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng./.

Việt Đức/VOV.VN
 
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top