Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 19 tháng 12 năm 2018 | 12:14

Đại Lộc (Quảng Nam): Chuyện về xã về đích NTM nhưng thiếu nước sạch

Mặc dù đã về đích Nông thôn mới (NTM) từ năm 2015, nhưng đến nay hàng trăm hộ dân tại xã Đại Minh, huyện Đại Lộc - Quảng Nam vẫn rơi vào tình trạng “khát” nguồn nước sạch. Khổ sở vật lộn với cảnh thiếu nước sinh hoạt đã làm cho người dân nơi đây bức xúc.

Về đích NTM chạy theo bệnh thành tích, chính quyền cứ mãi để người dân chúng tôi chịu khổ sở, vật vã với cảnh mua từng bình nước lọc về nấu ăn, sinh hoạt…nỗi khổ kêu trời chẳng thấu. Đó là phản ánh của nhiều hộ dân tại xã Đại Minh mà nhóm phóng viên chúng tôi đã ghi nhận được. Tình trạng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm phèn rất nặng đã gắn bó với người dân nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề ăn uống, sinh hoạt đều bị đảo lộn, nước nấu cơm và uống phải mua nước bình về dùng, nước từ các giếng khoan phải lọc qua nhiều công đoạn mới sử dụng tắm rửa, giặt giũ được. Thậm chí nước nhiễm phèn còn làm quần áo đổi màu...

48388064_707214139672169_7455384586663493632_n.jpg
Xã Đại Minh, huyện Đại Lộc đã về đích NTM, dân vẫn “khát” nước sạch

 Tại thôn Phú Mỹ hiện có khoảng 300 hộ dân với 1.200 nhân khẩu. Nhiều người dân phản ánh rằng họ phải bỏ ra khoản tiền chi phí khá lớn để mua máy lọc nước đạt chuẩn về để lọc qua nước dùng. Nguồn nước ở đây bị nhiễm phèn đỏ, phèn vôi rất nặng. Giặt áo trắng thành áo vàng là chuyện bình thường, còn về vấn đề dùng nước nấu ăn thì chỉ có mua loại bình lớn về nấu cơm, nấu nước uống thôi. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nay, người dân chịu khổ vì thiếu nước sạch để sinh hoạt nhưng kêu trời không thấu.

48378881_774747199547152_6588350978750152704_n.jpg
Phèn bám đầy ống dẫn nước

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Năm – Chủ tịch UBND xã Đại Minh chia sẻ: “Năm 2003, đã có đầu tư dự án nước sạch nhưng sau đó không dùng được và bỏ luôn tới bây giờ, xã cũng đã nhiều lần có ý kiến với cấp trên về tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm như người dân phản ánh nhưng tới nay vẫn chưa thấy hướng khắc phục. Nguồn nước bị nhiễm phèn trên địa bàn xã nằm trong 5 thôn gồm; Phú Mỹ, Phước Bình, Tây Gia, Đông Gia, Quảng Huệ khoảng 1.100 hộ dân bị ảnh hưởng. Chính quyền địa phương cũng mong muốn có dự án nước sạch giúp bà con trong xã có nguồn nước sinh hoạt an toàn, đảm bảo sức khỏe, sinh hoạt nhưng hiện tại nguồn vốn đầu tư dự án không có nên cũng đành phải chấp nhận”.

48954504_351103185691471_774169444241899520_n.jpg
Người dân xã Đại Minh phải mua nước bình về sinh hoạt

 Một cán bộ phòng Tài nguyên môi trường huyện Đại Lộc cho biết: “Về nước sạch xã Đại Minh thì Theo quy định tại Quyết định số 2762/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định việc đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đối với xã Đại Minh để đạt chỉ tiêu về nước sạch khi tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85% trở lên tại thời điểm lập hồ sơ đạt chuẩn NTM năm 2015, xã Đại Minh xác định có 1.938 hộ/1.938 hộ trên địa bàn sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỉ lệ 100% và đã được đoàn thẩm định đạt tiêu chí NTM của tỉnh xác nhận, kết luận đạt chỉ tiêu về sử dụng nước hợp vệ sinh. Hiện nay, theo quy định tại Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 15/05/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017 – 2020 thì đối với xã khu vực đồng bằng để đạt chỉ tiêu về nước sạch khi tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh trên 95%, trong đó có trên 60% nước sạch”.

48372904_2026896680758019_7434400063650004992_n.jpg
Phòng NN &PTNT huyện Đại Lộc, cho rằng tại thời điểm 2015, đoàn thẩm định đạt tiêu chí NTM của tỉnh xác nhận, kết luận đạt chỉ tiêu về sử dụng nước hợp vệ sinh

Đó là chuyện nực cười khi trên thực tế viêc người dân “kêu trời” vì thiếu nước sạch và cho biết thêm tình trạng nhiễm phèn nặng tại xã Đại Minh đã xảy ra hàng chục năm nay, có nghĩa là trước khi đạt chuẩn NTM. Ấy vậy mà đoàn thẩm định đạt tiêu chí NTM của tỉnh vẫn xác nhận, kết luận đạt chỉ tiêu về sử dụng nước hợp vệ sinh. Liệu đó có phải là sự đánh giá bừa hay không? Xã Đại Minh về đích NTM vào năm 2015. Toàn xã có 8 thôn, với 2000 hộ và khoảng 9.000 nhân khẩu. Hiện tại có 5 thôn có nguồn nước bị nhiễm phèn, với hàng trăm hộ dân tại đây nằm trong cảnh “khát” nguồn nước sạch để sinh hoạt. Theo tiêu chí về môi trường để đạt chuẩn NTM thì tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia phải đạt từ 70% trở lên. Thành tích xã đạt chuẩn NTM đã có quyết định cách đây 3 năm, ấy vậy mà tình trạng người dân “kêu trời” vì nguồn nước không đảm bảo về chất lượng, quy chuẩn. Hàng trăm hộ dân nơi đây vẫn đang vận lộn với cảnh, thiếu nước mùa khô, nguồn nước ô nhiễm nặng, hàng tháng người dân lao động, làm nông lại phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để mua nước bình để sinh hoạt. Cuộc sống vốn khó khăn còn cõng thêm khoản chi phí tiền nước khiến cuộc sống càng điêu đứng.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng liên quan huyện Đại Lộc và tỉnh Quảng Nam cần có phương án, kế hoạch giúp người dân lao động nơi đây bớt gáng nặng về “khát” nguồn nước sạch sinh hoạt. Đó là cách để giúp đỡ nhân dân xã Dại Minh có cuộc sống ổn định.

Khắc Niên - Hữu Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top