Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2018 | 14:2

Đắk Lắk: Cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái thu lãi cao

Vài năm gần đây, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột đã tích cực vận động bà con cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái, mô hình được xem là hướng đi tích cực của địa phương.

Năm 2010, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng của xã Hòa Phú, ông Đặng Văn Trọng, thôn 11, đã mạnh dạn phá bỏ 2 ha đất vườn tạp trồng màu kém hiệu quả, sang trồng 500 cây quýt đường.

 

l-v-tap-33333.jpg

 Ông Đặng Văn Trọng đang thu hoạch quýt

 

Sau 3 năm, ông đã có vườn quýt sai trĩu quả, mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Nhận thấy mô hình đem lại nguồn thu cao, ông đã mở rộng diện tích trồng thêm các loại cây ăn trái khác.

Hiện, ông Trọng đã sở hữu 3,5 ha cây ăn trái với 1.000 cây quýt đường, 350 cây xoài và 100 cây bưởi da xanh, thu nhập trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Ông Trọng chia sẻ: “Lúc mới trồng, tôi rất lo ngại vì không biết khí hậu ở đây có thích hợp cây có múi không, nhưng qua theo dõi thì thấy cây phát triển tốt, cho năng suất cao nên tôi mong muốn nhiều hộ dân cùng chuyển đổi cây trồng, để tạo ra sản phẩm chất lượng và cùng xây dựng thương hiệu cho cây ăn trái của địa phương”.

Cũng như nhiều hộ khác, trước đây chị Ngô Thị Ngọc Lan, thôn 10 chỉ trồng độc canh cây cà phê, nhưng do chất đất không phù hợp nên nguồn thu kém. Năm 2010, chị quyết định trồng xen 600 cây mít Thái vào vườn cà phê. Nhờ tham gia tập huấn kỹ thuật, cũng như học hỏi kinh nghiệm  bạn bè, mùa thu hoạch đầu tiên, chị đã “bỏ túi” gần 300 triệu đồng.

Điều đáng mừng là việc tiêu thụ mít không gặp nhiều khó khăn, do thương lái đến tận vườn thu mua với giá ổn định. Hiện, chị đã mở rộng diện tích cây ăn trái lên 6 ha gồm: cam, quýt, bưởi, mít, ổi… Chị Lan khẳng định, trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với trồng cà phê.

Ông Từ Văn Hợi, Chủ tịch UBND xã Hòa Phú, cho biết, trước đây người dân chủ yếu trồng cây ăn trái để phục vụ gia đình, nên quy mô manh mún, nhỏ lẻ. Song, sau 2 năm thực hiện nghị quyết của xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều gia đình đã “đổi đời” từ cây ăn trái.

Mặt khác, nhờ chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện cho nông dân cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị cao, nên toàn xã đã có trên 125 ha diện tích cây ăn trái. Trong đó, phần lớn là  quýt, bơ, bưởi da xanh”.

Có thể khẳng định, phát triển cây ăn trái là hướng đi đúng ở Hòa Phú, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, nhân công. Tuy nhiên, việc làm ở Hòa Phú còn mang tính tự phát, theo phong trào, năng suất nhiều vườn chưa cao, nên tiêu thụ sản phẩm vẫn gặp khó khăn.

 Vì vậy, cũng theo ông Hợi thì, để phát triển cây ăn trái bền vững, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con về chăm sóc, thu hoạch sản phẩm; để nâng cao sản lượng, tạo thương hiệu. Đồng thời, giới thiệu các giống cây mới chất lượng, phù hợp khí hậu địa phương. Mặt khác, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm; hỗ trợ kinh phí mua giống, phân bón để tiếp tục chuyển đổi mô hình.

Gia Lai: Chuyển diện tích mía, hồ tiêu, ớt sang chuyên canh hoa hồng

Nhờ mạnh dạn chuyển diện tích mía, hồ tiêu, ớt kém hiệu quả, sang trồng hoa hồng, anh Đinh Văn Đài, xã Ia Pal, huyện Chư Sê (Gia Lai), đã có thu nhập ổn định. Hàng năm, trừ chi phí, thu lãi 250-280 triệu đồng.

 

g-lai-hoa-hog-6666.jpg

 Anh Đài đang cắt tỉa những cánh hồng già cỗi (Ảnh: H.H)

 

Khoảng 10 năm trước, do đam mê lái tàu, anh Đài đã theo học nghề điều khiển tàu biển tại Trường Cao đẳng Hàng hải I. Trong thời gian thực tập nghề ở cảng Kobe (Nhật Bản), mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, anh lại đi tham quan, tìm hiểu quy trình trồng hoa hồng của người dân Kobe.

Đam mê lái tàu là vậy, nhưng năm 2009, sau khi tốt nghiệp, anh Đài lại quyết định cùng bố mẹ phát triển kinh tế gia đình. Nhìn bố mẹ quanh năm vất vả trồng ớt, hồ tiêu, mía… nhưng lợi nhuận không được bao nhiêu, anh không khỏi suy nghĩ. Nhớ lại kinh nghiệm đã học hỏi ở Nhật Bản, năm 2010, anh quyết định trồng thử  500 chậu hoa hồng giống nội, ngoại khác nhau

Anh cho biết: Lúc mới trồng hồng, tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhất là cách chăm sóc, phòng trị bệnh. Vì vậy, tôi phải tìm hiểu trong sách vở và trên mạng. Dành thời gian đến một số nơi trồng hoa hồng nổi tiếng như  Hà Nội), Đà Lạt… để học tập kinh nghiệm. Nhờ đó, vườn hồng của tôi đã phát triển tốt.

Vừa trồng vừa rút kinh nghiệm, anh Đài nhận thấy, hoa hồng phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng Chư Sê. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng hoa hồng trong chậu của các gia đình ngày càng cao. Vì vậy, 10-2017, anh mở rộng diện tích trồng hoa hồng chậu, cung cấp cho các công trình, thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hiện, anh có 5.000 m2 trồng hoa hồng với hơn 12.000 cây lớn, nhỏ thuộc 200 loại giống nội, ngoại khác nhau. Và đã các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Đà Nẵng tin tưởng đặt mua.

“Sau nhiều năm gắn bó với hoa hồng, đúc rút được kinh nghiệm trồng, chăm sóc. Hoa hồng của tôi được nhiều người trên khắp cả nước biết đến và đặt mua. Chỉ trong 2 năm trở lại đây, tôi đã bán được 20.000 chậu các loại, với giá dao động từ 100 ngàn - 1 triệu đồng/chậu, tùy vào tuổi và độ đẹp của cây”-Anh Đài chia sẻ.

Bắt tay với Hàn Quốc, hướng đi mới cho rau Ðà Lạt

Hiện, thị trường Hàn Quốc còn khá lạ lẫm với cây rau Ðà Lạt  nói riêng và Lâm Ðồng nói chung.  Vậy, làm sao để nông sản Lâm Ðồng tiếp cận được  với Hàn Quốc đang là trăn trở của ngành nông nghiệp và người dân Lâm Ðồng.

l-xa-lach-3636.jpg

 Xà lách Đà Lạt được người Hàn Quốc ưa chuộng (Ảnh: D.Q)

 

Khởi đầu, từ mối liên kết giữa Tập đoàn CJ, một tập đoàn lớn của Hàn Quốc với HTX Anh Đào Đà Lạt, những cây xà lách đã theo đường biển đến người tiêu dùng xứ sở kim chi. Và khi Hàn Quốc nhập rau Đà Lạt, những nông sản xứ núi đã tham gia chuỗi thực phẩm toàn cầu, một trong những tập đoàn nông sản lớn của Hàn Quốc.

Ông Won Seok Hee - Phó Tổng Giám đốc Toàn cầu phụ trách thị trường thực phẩm châu Á, Tập đoàn CJ, cho biết: “Mỗi năm Lâm Đồng cung cấp cho Tập đoàn trên 2 ngàn tấn cải thảo, ớt, củ cải... để sản xuất món kim chi lừng danh.

Với chất lượng tốt tương đương nông sản sản xuất tại Hàn, nhà máy kim chi của Tập đoàn CJ tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ cung cấp cho  Việt Nam, mà còn xuất khẩu khắp thế giới. Với nhu cầu ngày càng tăng, Tập đoàn CJ đang có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất kim chi, diện tích 16.500 m2, vốn đầu tư 35 triệu USD, số nhân viên 250 người, để sản xuất 10 tấn/năm tại Lâm Đồng.

Theo đánh giá của ông Won Seok Hee, để nhà máy hoạt động, Tập đoàn CJ sẽ xây trung tâm nghiên cứu nông sản, hợp tác với nông dân để trồng và thu mua 10 ngàn tấn cải thảo, 1.700 tấn củ cải, 2.000 tấn ớt, 300 tấn hành, tỏi/năm, đồng thời chuyển giao kỹ thuật cho nông dân

Được biết,  Tập đoàn CJ đang tích cực thúc đẩy sự ra đời của nhà máy sản xuất kim chi trên địa bàn huyện Đơn Dương với sự hỗ trợ nhiệt tình của Lâm Đồng. Hoạt động “xuất khẩu tại chỗ” nông sản Đà Lạt sẽ mang lại thu nhập tốt cho nông dân.

Đại diện Tập đoàn Lotte Hàn Quốc, cho biết, Hàn Quốc khá ưa chuộng  hàng rau củ của Việt Nam như ớt, cà rốt, gừng, tỏi, nấm, cải xanh, xà lách, cải thảo, hành tây..., do giá cả vừa phải, chất lượng và hương vị được Hàn Quốc chấp nhận. Ở Hàn Quốc, nông sản Đà Lạt được đánh giá cao,  nhưng do mùa đông ở Hàn Quốc tuyết rơi nhiều, nên ít nông sản, lại là mùa sản xuất kim chi nên nhu cầu mua nông sản Đà Lạt tăng cao”.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Đoàn Văn Việt chia sẻ, quan hệ hợp tác giữa Lâm Đồng với Hàn quốc và các doanh nghiệp Hàn Quốc hết sức tốt đẹp từ nhiều năm qua. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Lâm Đồng sẽ tiếp tục cải thiện canh tác, nâng cao chất lượng nông sản, để rau Đà Lạt sớm đến với người tiêu dùng xứ Hàn, lợi ích cho cả hai bên.

Cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái cho thu nhập cao; chuyển diện tích cây trồng kém hiệu quả sang chuyên canh hoa hồng; bắt tay với Hàn Quốc để sản xuất cải thảo, và xây dựng nhà máy sản xuất kim chi, là những tin nổi bật tuần qua tại Tây Nguyên.

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top