Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 12 năm 2015 | 10:58

Đắk Lắk: Tổng sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 giảm 4.000 tấn so với niên vụ trước

Chiều 1-12, UBND Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2014-2015, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2015 -2016. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có ông Nguyễn Hải Ninh, Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Theo báo cáo tại hội nghị, diện tích cà phê niên vụ 2014-2015 của tỉnh Đắk Lắk là 203.746ha, năng suất đạt 2,3 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 444 ngàn tấn, xuất khẩu đạt hơn 177 ngàn tấn, giảm 51 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 640 triệu USD, giảm gần 28% so với niên vụ trước.

Niên vụ 2015-2016, tỉnh Đắk Lắk dự kiến số diện tích giảm còn 200.000ha, năng suất bình quân chỉ đạt 2,2 tấn/ha. Tổng sản lượng ước đạt 440.000 tấn, giảm 4.000 tấn so với niên vụ 2014- 2015. Đây là năm thứ 3 liên tiếp cà phê Đắk Lắk giảm năng suất, sản lượng.

Quang cảnh tại hội nghị

Diện tích tăng nhưng năng suất giảm do diện tích cà phê già cỗi hết chu kỳ phát triển cần tái canh chiếm tỉ lệ lớn, tình hình thời tiết có nhiều bất lợi. Xuất khẩu cà phê chủ yếu vẫn là cà phê nhân sô tập trung vào một số doanh nghiệp quen thuộc như: Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9, Công ty TNHH cà phê Hà Lan Việt Nam, Công ty TNHH Đakman Việt Nam…

Niên vụ tới, dự báo hạn hán kéo dài, thị trường bị tác động bởi nhiều yếu tố chính trị, tài chính thế giới sẽ tiếp tục gây khó khăn cho sản xuất đối với cây cà phê.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Hải Ninh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: Quan điểm của tỉnh Đắk Lắk là không tăng diện tích cà phê ngoài quy hoạch, tập trung tái canh cà phê trên địa bàn theo quy hoạch, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, giá trị cho cà phê bằng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tăng cường chế biến.

Về việc thu mua niên vụ mới 2015- 2016, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đề nghị các ngân hàng ưu tiên nguồn vốn cho các doanh nghiệp thu mua kịp thời cà phê trong niên vụ 2015-2016, tiếp trục hỗ trợ xây dựng các chính sách liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê.

Duy Hòa

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top