Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 4 năm 2018 | 11:21

Đắk Lắk: Trồng nghệ tự phát, nông dân “ôm trái đắng”

Giá thu mua nghệ tại Đắk Lắk đang xuống thấp, khiến người trồng nghệ thu hoạch không đủ bù vào chi phí sản xuất và nhân công, nhiều nông hộ rơi vào cảnh trắng tay.

Giá nghệ tươi trong những năm 2015 - 2017 dao động từ 8.000 đến 12.000 đồng/kg, với giá nghệ như các năm trước, người trồng nghệ thu lãi gần 100 triệu đồng/ha. Năm 2018, giá nghệ tươi chỉ còn 2.000 – 2.500 đồng/kg, người trồng nghệ không có lãi, thậm chí chấp nhận thuê nhân công thu hoạch dù bị thua lỗ, để kịp lấy đất gieo trồng niên vụ năm sau.
 
Anh Y Hát Niê, xã Xuân Phú, huyện Ea Kar, cho biết: Giá nghệ năm nay quá rẻ, giống lại cao, không ai dám thuê nhân công, nhiều người không thu hoạch để dưới đất khi nào được giá mới đào.
 
Sau một niên vụ bỏ công, đầu tư chăm sóc, người nông dân không thu được lãi mà còn phải chấp nhận chịu lỗ. Với giá nghệ như hiện nay chắc chắn sẽ không đủ bù vào chi phí sản xuất và nhân công lao động nên nhiều nông hộ trồng nghệ tại tỉnh Đắk Lắk không thu hoạch nghệ mà “găm hàng chờ tăng giá” với hy vọng giá nghệ sẽ tăng lên trong thời gian tới.
1untitled.jpg
untitled.jpg
Giá nghệ xuống thấp, khiến người trồng trắng tray

 

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, sở dĩ giá nghệ giảm mạnh tại Đắk Lắk là do từ năm 2015 - 2017 giá nghệ tăng cao, canh tác cây nghệ đơn giản, chi phí đầu tư thấp, năng suất đạt 12 – 15 tấn/ha, nông dân có thể thu lãi gần 100 triệu đồng/ha. Do đó, người dân trên địa bàn huyện Ea Kar đã ồ ạt mở rộng diện tích trồng nghệ, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu vào năm 2018 và đẩy giá nghệ xuống thấp nhất từ trước tới nay.
 
Ông Hồ Tấn Cư, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Kar cho biết: Năm 2017, tổng diện tích cây nghệ trên địa bàn huyện gần 1.700 ha, vượt gần 1.000 ha so với quy hoạch. Giá nghệ năm 2015-2016 cao, nông giân có lợi nhuận cao, vì vậy năm 2017 nông dân mở rộng diện tích ồ ạt dẫn đến tình trạng cung vượt cầu và đẩy giá nghệ xuống thấp.
 
Còn bà Vũ Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk: Trong năm 2017, người dân mở rộng diện tích trồng nghệ lớn. Toàn tỉnh có hơn 5.000 nghệ trên tất cả các huyện. Do nông dân thiếu thông tin về thị trường, khi sản xuất một diện tích lớn sẽ ảnh hưởng đến giá. Với giá nghệ như năm nay nông dân bị lỗ tiền giống, phân và nhân công. Tránh trồng tự phát ồ ạt một loại cây trồng sẽ dần đến giá cả bấp bênh và gây thiệt hại đến người sản xuất bản thân người nông dân cần tự trang bị kiến thức sản xuất cho bản thân để trách rơi vào tình trạng nông sản mất giá do không tuân thủ quy luật cung cầu của thị trường.
 
Sự mất giá của cây nghệ năm nay là hệ quả của quá trình mở rộng diện tích cây nghệ ồ ạt trong những năm qua, dấy lên hồi chuông cảnh báo về việc mở rộng diện tích để chạy theo thị trường của người trồng nghệ./.
 
 
Quốc Hùng - Duy Hòa
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top