Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 18 tháng 4 năm 2018 | 9:22

Đắk Lắk: Xét xử vụ án lừa chạy việc gần 9,3 tỷ đồng

Ngày 17/4, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Ngô Thị Thanh Hương (SN 1972, ngụ xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

Ngày 17/4, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Ngô Thị Thanh Hương (SN 1972, ngụ xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

1-dsc01979.jpg
Bị cáo Hương tại phiên xét xử

Theo cáo trạng, từ năm 2013 đến tháng 4/2017 Ngô Thị Thanh Hương đã lừa đảo 61 bị hại để chạy việc, chạy vào trường Công an nhân dân với tổng số tiền là 9 tỷ 267 triệu đồng. Mặc dù là làm nông và buôn bán nhỏ lẻ nhưng với tài ăn nói, Hương đã nói mình có quen biết nhiều lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, các trường Công an nhân dân, có khả năng xin được việc làm, xin chuyển công tác, xin đi học, xin làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mua xe thanh lý từ các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và nhiều tỉnh thành khác nên nhiều người đã bất chấp đưa cho Hương số tiền lớn rồi bị chiếm đoạt.

Dự kiến phiên xét xử khoảng 2 ngày và đã thu hút sự quan tâm của rất đông người dân ngay từ ngày đầu tiên xét xử./.

 

Quốc Hùng - Duy Hòa
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top