Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 11 tháng 7 năm 2018 | 10:41

Đắk Nông: Ngang nhiên phá, lấn chiếm và mua bán đất rừng phòng hộ

Từ năm 2017, hơn 380ha rừng phòng hộ cảnh quan dọc hai bên quốc lộ 14, thuộc địa bàn các xã Nâm N’Jang, Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông) được giao khoán cho 86 hộ, nhóm hộ và 7 cộng đồng quản lý.

Từ năm 2017, hơn 380ha rừng phòng hộ cảnh quan dọc hai bên quốc lộ 14, thuộc địa bàn các xã Nâm N’Jang, Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông) được giao khoán cho 86 hộ, nhóm hộ và 7 cộng đồng quản lý. Các hộ, nhóm hộ, cộng đồng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời gian 50 năm, được sản xuất, hưởng lợi dưới tán rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng chặt phá, lấn chiếm, mua bán đất rừng phòng hộ khu vực này xảy ra một cách công khai. Trong khi chủ rừng bất lực, kêu cứu thì cơ quan chức năng chậm xử lý, khiến “lâm tặc” cũng như “đầu nậu” đất thêm lộng hành. 
 
Mới đây, chúng tôi có mặt tại tiểu khu 1615, xã Nâm N’Jang, tìm hiểu thực tế tình trạng rừng bị mua bán, lấn chiếm xây dựng nhà ở, lều quán một cách công khai. Bà Nguyễn Thị Đông trú thôn Boong Rinh, xã Nâm N’Jang bức xúc: Ngày 16-11-2017, gia đình tôi được UBND huyện Đắk Song cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất số 37a, tờ bản đồ số 2, thuộc khoảnh 5 và khoảnh 6, tiểu khu 1615, xã Nâm N’Jang, có diện tích 23.520m2, là đất rừng phòng hộ, để bảo vệ, trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Trong khi gia đình thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng, thì một số đối tượng trên địa bàn đã ngang nhiên vào lấn chiếm, chặt phá cây rừng, mua bán đất trái phép để làm nhà, dựng quán bán nước, mua bán trái phép. Sau đó, sang nhượng cho người khác, thu hàng trăm triệu đồng. Cũng theo lời bà Đông, vào ngày 27-12-2017, các đối tượng còn ngang nhiên chặt hạ 284 cây thông trên đất gia đình quản lý. Thậm chí, khi bà Đông đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, mua bán đất rừng, thì một số đối tượng “sừng sỏ” tổ chức cướp tài sản và uy hiếp gia đình bà.
dsc_2159.JPG
Cây rừng bị lâm tặc chặt hạ tại tiểu khu 1615 nhằm lấn chiếm đất

Điều đáng nói là trong khi tác nghiệp tại tiểu khu 1615, nhóm phóng viên cũng bị các đối tượng lấn chiếm, xây dựng nhà, quán trái phép trên đất rừng ở đây đe dọa. Điều tra thực tế cho thấy, hiện có hàng chục đối tượng ngang nhiên chặt phá, lấn chiếm, sang nhượng đất rừng dọc hai bên quốc lộ 14, đoạn qua huyện Đắk Song, trục lợi hằng tỷ đồng.

dsc_2160.jpg
Vợ ông Trương Thanh Hùng đang nhặt đá để ném phóng viên

Trả lời câu hỏi tại sao tình trạng lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép, mua bán đất rừng tràn lan nhưng chậm xử lý, ông Nguyễn Đình Dân, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đắk Song cho rằng: “Rừng đã bàn giao về cho địa phương, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ và cộng đồng làm công tác quản lý, bảo vệ. Vì vậy, khi xảy ra phá phá rừng thì Hạt Kiểm lâm xử lý ban đầu. Khi xảy ra lấn chiếm, xây dựng, mua bán, tranh chấp đất đai trên đất rừng phòng hộ, thì trách nhiệm giải quyết thuộc UBND các xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, tòa án và cơ quan công an. Hạt Kiểm lâm chỉ phối hợp lập biên bản, giám định thiệt hại về rừng”. Ông Dân cũng khẳng định: “Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Đắk Song, tất cả các vụ việc xâm hại rừng phòng hộ cảnh quan dọc quốc lộ 14, dù thiệt hại nhiều hay ít, cơ quan công an đều phải vào cuộc!”.

dsc_2144.JPG
Nhà tạm và quán nước xây dựng trên đất rừng lấn chiếm, mua bán trái phép

Như vậy về trách nhiệm, quy trình xử lý vi phạm lâm luật đối với rừng phòng hộ cảnh quan dọc quốc lộ 14 đoạn qua địa bàn huyện Đắk Song khá rõ. Nhưng trên thực tế, các cơ quan chức năng từ xã đến huyện Đắk Song lại “làm ngơ” trước tình trạng tài nguyên rừng bị xâm hại, rừng bị bức tử; đất rừng bị lấn chiếm, mua bán, sang nhượng, xây dựng công trình nhà ở, quán xá, và trồng cây nông nghiệp một cách tràn lan.

Thiết nghĩ tỉnh Đắk Nông cần sớm vào cuộc, làm rõ, xử lý nghiêm minh, tình trạng hủy hoại rừng, lấn chiếm; thu hồi toàn bộ diện tích rừng phòng hộ cảnh quan dọc quốc lộ 14 đoạn qua huyện Đắk Song đã bị “lâm tặc” sang nhượng trái phép, phục hồi lại rừng./.
Anh Thi - Thành Nhân
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top