Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2019 | 20:36

Dấu ấn của Agribank vào sự phát triển khu vực "tam nông"

Ngân hàng thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu vốn trong nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

Năm 1986, một phần nội dung của Đường lối đổi mới xác định khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân gọi tắt là "tam nông" có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước.

Đồng thời, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) ngày nay.

Thách thức từ nền nông nghiệp lạc hậu

Thời điểm mới thành lập, Agribank phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn là vực dậy nên nông nghiệp lạc hậu, tình trạng thiếu lương thực diễn ra trầm trọng, đặc biệt là thiếu nguồn vốn.

"Tam nông" cũng chiếm đến 70% dân số cả nước lúc bây giờ, chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp dưới dạng cá thể, hộ gia đình và hợp tác xã. Nông thôn Việt Nam giai đoạn trước đổi mới gần như không điện, không đường, không kỹ thuật.

"Khách hàng vào thời điểm đó đa phần là các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã làm ăn thua lỗ, sáp nhập, giải thể hoặc tự tan rã. Tổng nguồn vốn của Agribank có khoảng 1.056 tỷ đồng, vốn huy động chỉ chiếm 42%, còn lại 58% phải vay từ Ngân hàng Nhà nước", đại diện Agribank chia sẻ.

Ban lãnh đạo Ngân hàng xác định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng cũng chịu nhiều rủi ro nhất từ ảnh hưởng thời tiết, khí hậu và thiên tai.

Do đó, Agribank tập trung nguồn lực hỗ trợ cho các chương trình trọng điểm của Chính phủ thời điểm bấy giờ như: Cho vay mía đường; tôn nền hoặc làm nhà trên cọc ở Đồng bằng sông Cửu Long; thu mua lương thực dự trữ xuất khẩu, thực hiện bình ổn giá; cho vay khắc phục hậu quả lũ lụt; cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh; điện khí hóa; giao thông nông thôn; cho vay khôi phục nghề truyền thống...

Từ giữa năm 1989, Agribank thực hiện thí điểm cho vay nông hộ tại một số địa phương như: Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang), An Giang, Cửu Long (nay là Vĩnh Long và Trà Vinh), Long An và huyện Bình Chánh thuộc TP HCM. Ngân hàng đưa ra sáng kiến thành lập các tổ liên danh vay vốn tại thôn, bản từ 10 đến 15 hộ để phát triển sản xuất.Đặc biệt, để giải quyết tình trạng sản xuất manh mún, Agribank tìm các giải pháp nhằm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân. Đưa nền sản xuất nông nghiệp từ nhỏ lẻ chuyển sang chuỗi liên kết theo giá trị, ứng dụng công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới.

anh-t20-3492-1556269247.jpg

 105-4388-1556269246.jpg

 dong-nai-jpg-3842-1556269248.jpg

 80-5463-1556269246.jpg

Hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất còn được mở rộng theo các chương trình và dự án phát triển sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Các chương trình đáp ứng vốn cho thu mua hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản cũng được triển khai song song.

Đến cuối năm 1990, dư nợ tư doanh và cá thể của Agribank chỉ ở mức 103 tỷ đồng (chiếm 7,4% tổng dư nợ). Đến cuối năm 1991, con số này đã tăng gấp 2,5 lần, với quy mô 259 tỷ đồng, 558.000 nông hộ được vay vốn.

 

70% tổng dư nợ dành cho phát triển "tam nông"

Từ thành công trong cho vay hộ nông dân, ngày 28/6/1991, Chính phủ đã ban hành chỉ thị về việc thử cho vay vốn đến hộ. Agribank thực hiện chỉ thị và coi đây như một sự cam kết, luôn gắn bó với "Tam nông".

Một trong những chiến lược nữa cũng được Agribank thực hiện thành công là "xã hội hoá ngân hàng". Với mục đích đưa hệ thống phòng giao dịch, mạng lưới chi nhánh đến tận cấp xã, sau 31 năm, Agribank có gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch, là Ngân hàng thương mại duy nhất đang có mặt tại 9/13 huyện đảo trên cả nước.

Agribank hiện là Ngân hàng thương mại duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, với 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo, gần 40.000 cán bộ, người lao động.Để phục vụ nông dân vùng sâu, vùng xa, Agribank đã phát triển mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với trên 600 xe. Qua đó, gần 4.000 phiên giao dịch phục vụ hàng chục ngàn lượt khách hàng ở các bản làng, huyện đảo. Bà con nông dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng được hỗ trợ với phương châm "Agribank bảo đảm không để hộ nông dân nào có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả mà thiếu vốn".

Đến nay, Agribank có tổng tài sản gần 1,3 triệu tỷ đồng, tổng nguồn vốn gần 1,2 triệu tỷ đồng, đầu tư và dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng, trong đó 70% trên tổng dư nợ được Agribank dành cho "Tam nông". Nguồn vốn Agribank chiếm trên 50% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã đánh giá Agribank là một trong số định chế tài chính thành công và hiệu quả nhất trên thế giới xét về khía cạnh khả năng tiếp cận các hộ gia đình nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ.

 

 

Theo Vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Top