Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 18 tháng 2 năm 2018 | 9:30

Đầu năm 2018, thị trường BĐS thu hút gần 80 triệu USD vốn FDI

KTNT - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong tháng đầu tiên của năm 2018, lĩnh vực bất động sản (BĐS) đã thu hút được gần 80 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

KTNT - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong tháng đầu tiên của năm 2018, lĩnh vực bất động sản (BĐS) đã thu hút được gần 80 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
 
Theo đó, trong năm 2017, thị trường BĐS đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Hình thức M&A ngày càng trở nên phổ biến, khi nó kết hợp được thế mạnh của cả hai bên. Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài với khả năng tài chính mạnh, giàu kinh nghiệm về kinh doanh còn các doanh nghiệp địa phương lại nắm giữ quỹ đất lớn và có sự am hiểm về trình tự thủ tục đầu tư.
 
Theo bộ phận nghiên cứu của Savills Việt Nam, dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam đem đến nhiều lợi ích. Sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại sẽ đem lại nguồn lực phát triển bổ sung, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng của Việt Nam so với chỉ riêng dòng vốn nội địa. Mặt khác, sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem tới thị trường những chuyên môn, kinh nghiệm phát triển, làm tăng tính cạnh tranh ở cả lĩnh vực phân phối và phát triển, đem lại nhiều lợi ích hơn cho người mua nhà, đưa thị trường Việt Nam đến gần hơn với các nước phát triển trong khu vực. Việc hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm giảm áp lực lệ thuộc vào ngân hàng của doanh nghiệp BĐS. Hệ thống tài chính ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ, thay vì tập trung vào khu vực phát triển BĐS.
 
Kết thúc tháng 1/2018, thị trường BĐS đã thu hút gần 80 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Kết thúc tháng 1/2018, thị trường BĐS đã thu hút gần 80 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

 Theo đơn vị tư vấn Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL), hiện có hàng trăm triệu đô la Mỹ đang chờ đợi để đổ vào thị trường trong nước ở hầu hết các phân khúc, từ nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp. Các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, đặc biệt là Trung Quốc với số lượng nhà đầu tư tăng lên nhanh chóng.

Trước đó, báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo lĩnh vực đầu tư, trong tháng 1/2018, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn gần 909 triệu USD, chiếm 72,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong tháng 1/2018. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh BĐS với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 80 triệu USD, chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
 
Theo đối tác đầu tư, trong tháng 1/2018 đã có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư gần 356 triệu USD, chiếm 28,3% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 199 triệu USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hồng Kông đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 147 triệu USD, chiếm 11,7% tổng vốn đầu tư.
 
Mạnh Tiến
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top