Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 29 tháng 10 năm 2018 | 20:45

Đầu tư công trung hạn cho chương trình MTQG còn nhiều bất cập

Theo đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá), đầu tư công trung hạn cho chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo của Chính phủ có những hạn chế, bất cập cũng cần có giải pháp hiệu quả để khắc phục.

 

Hôm nay (29/10), Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017. Đồng thời Quốc hội cũng thảo luận, đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020. 

toan-canh-khai-mac.jpg

Về đầu tư công trung hạn cho chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Diếm cho rằng: "Nguồn vốn của Trung ương để thực hiện một số chính sách bố trí không đúng kế hoạch, thẩm định vốn kéo dài, dải ngân chậm, dồn vào thời điểm giữa năm, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng các công trình, dự án và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn khi bị áp lực giải ngân vào cuối năm.

Riêng chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo qua ba năm nhưng nguồn vốn Trung ương mới giao 52,1% tổng vốn cả giai đoạn. Vấn đề này cần phải bố trí tăng nguồn đầu tư ngay trong năm 2019.

Đối với công tác phòng, chống ma túy, mại dâm đang phức tạp trong công tác quản lý, nuôi dưỡng đối tượng cai nghiện. Nhưng thực tế các cơ sở quản lý cai nghiện ở các địa phương đang quá tải, xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong kế hoạch đã ghi 600 tỷ, Chính phủ đã có nghị quyết, đề nghị cho bổ sung vào kế hoạch từ nguồn dự phòng năm 2019.

Tiến độ phê duyệt và triển khai 21 chương trình mục tiêu quốc gia rất chậm, không đồng bộ với quá trình triển khai hai chương trình mục tiêu quốc gia, trong khi đòi hỏi phải lồng ghép nguồn vốn, đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nhiều địa phương khó khăn trong việc lồng ghép phân bổ nguồn vốn của hai chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu. Điển hình là các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các dân tộc ít người trong Quyết định 2085 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị hai năm còn lại của giai đoạn 5 năm phải khắc phục hiệu quả sự bất cập này".

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An) bày tỏ đồng tình với nhận định của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu chưa đạt yêu cầu đề ra. 

 

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An).



Ông tham luận sâu thêm về tiến độ thực hiện chương trình hành động, triển khai các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đại biểu cũng góp ý về việc bổ trí vốn để thực hiện chương trình mục tiêu hỗ trợ xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (xử lý nước thải sinh hoạt, ô nhiễm các bãi rác)... 

Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành sớm xây dựng ban hành chương trình tổng thể về ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng danh mục chi riêng về vấn đề này để bảo đảm kinh phí thường xuyên; đề nghị quan tâm bố trí vốn thực hiện các dự án về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ

Về băn khoăn của Đại biểu Quốc hội về nghĩa vụ chi trả nợ gốc có xu hướng tăng nhanh, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, “điều này là đúng”. Bởi vì, trong giai đoạn 2012-2014, trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, để có nguồn lực ổn định vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, chúng ta đã phải huy động một lượng lớn trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3-5 năm, dẫn đến nhu cầu trả nợ gốc chủ yếu vào thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó, các khoản vay ODA trước đây hết thời gian ân hạn về trả nợ gốc, cùng với việc phải áp dụng điều khoản trả nợ nhanh đối với nguồn vốn vay IDA, ADF, nên áp lực trả nợ gốc gia tăng.

 

dinhtiendung12.jpg

“Tuy nhiên, so với mấy năm trước, áp lực huy động cho NSNN, bao gồm vay cho bù đắp bội chi và vay trả nợ gốc – hay nôm na là vay đảo nợ, đã giảm mạnh. Cụ thể, năm 2018, tổng mức vay của NSNN là 363 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2014 là 441 nghìn tỷ đồng, năm 2015 là 447 nghìn tỷ đồng, năm 2016 là 389 nghìn tỷ đồng”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết thêm.

Việc kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp tục cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (năm 2018, Fitch và Moody’s đã lần lượt nâng bậc hệ số tín nhiệm của Việt Nam lên mức BB/Ba3). Tháng 7 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cũng nhận định tình hình tài chính công của Việt Nam trong trung hạn ở mức ổn định, rủi ro khủng hoảng nợ ở mức thấp.

Đối với nợ nước ngoài của Chính phủ, đã tích cực cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỷ trọng từ 60% năm 2011 xuống còn khoảng 40% cuối năm 2018. Theo đó, tỷ lệ nợ nước ngoài của Chính phủ giảm từ mức 24% GDP vào cuối năm 2011 xuống còn 21% GDP giai đoạn 2016-2018. Đối với nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, đã hạn chế cấp bảo lãnh cho các dự án mới. Theo đó, dư nợ được Chính phủ bảo lãnh giảm từ mức 10,9% GDP năm 2015 xuống còn 8,7% GDP năm 2018; trong đó bảo lãnh nước ngoài giảm từ mức 5,9% GDP vào cuối năm 2015 xuống còn khoảng 5% GDP vào cuối năm 2018.

Riêng đối với nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp (hiện chiếm khoảng 50% tổng nợ nước ngoài của quốc gia), Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, nợ có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây và là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP. Riêng năm 2017, nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp tăng tới 42%.

Tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên

 Về chi ngân sách, theo Bộ trưởng, kết quả cơ cấu lại là tích cực, sớm đạt yêu cầu theo Nghị quyết 25 của Quốc hội và tính bền vững NSNN được củng cố.

Theo đó, đã tăng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển. Dự toán năm 2015 là 17% tổng chi NSNN; nghị quyết của Quốc hội yêu cầu giai đoạn 2016-2020 bố trí tăng lên bình quân 25-26%, dự toán NSNN 3 năm đã bố trí trên 26%, thực tế thực hiện còn lên đến 27-28% nhờ tăng thu NSĐP.

Cùng với đó, đã giảm tỷ trọng chi thường xuyên: Dự toán năm 2015 là 66,8%; Quốc hội yêu cầu giảm dần xuống mức dưới 64%, dự toán 3 năm 2016-2018 đã bố trí khoảng 64%, thực hiện xuống còn 63%, trong khi vẫn điều chỉnh tiền lương bình quân 7%/năm, cùng với triển khai chính sách giảm nghèo đa chiều, an sinh xã hội, đảm bảo một số nhiệm vụ an ninh - quốc phòng,... “3 năm gần đây thu ngân sách đều có tích luỹ cho đầu tư phát triển”, người đứng đầu ngành Tài chính nói.

Bên cạnh đó, bội chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP; trong điều hành phấn đấu giảm so với dự toán và giảm dần qua các năm: nếu như bình quân giai đoạn 2011-2015 là 5,79% GDP; năm 2018 dự kiến còn 3,67% GDP (dự toán là 3,7%).

Các khoản nợ công cũng được kiểm soát chặt chẽ; bố trí trả nợ đầy đủ. Nhờ vậy, tốc độ tăng nợ công đã giảm gần một nửa, từ mức tăng trên 18% trong giai đoạn 2011-2015 xuống còn 9,6% của 3 năm 2016-2018, góp phần đưa tỷ lệ nợ công giảm từ mức 63,7% GDP năm 2016 xuống còn 61,4% GDP năm 2018 và dự kiến xuống còn 61,3% năm 2019 và 60,8% năm 2020...

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
Top