Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 12 năm 2015 | 11:7

Đầu vụ hành tím: Nông dân Sóc Trăng thấp thỏm lo đầu ra

Mới bắt đầu niên vụ hành tím 2015-2016 nhưng người nông dân ở Sóc Trăng vẫn canh cánh nỗi lo về giá thị trường và đầu ra sản phẩm.

Sự bấp bênh về giá cả và thị trường tiêu thụ trong các niên vụ đã qua khiến tâm lý người trồng hành tím ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng vô cùng lo lắng khi bước vào vụ 2015-2016. Có không ít người dân đã phải chuyển một phần diện tích để trồng các loại cây trồng khác hoặc ngưng sản xuất với nhiều lý do.

Hiện nay, bà con Vĩnh Châu đang chuẩn bị bước vào trồng hành tím vụ chính 2015-2016, những công việc như chuẩn bị giống, làm đất lên luống hay gieo trồng đang được bà con tập trung. Tuy vậy, trên khuôn mặt của những người nông dân này vẫn đầy ắp những nỗi lo đối với giá cả và thị trường tiêu thụ không rõ sẽ diễn biến ra sao khi bước vào vụ thu hoạch?

Bắt đầu trồng 1 công hành tím, anh Thạch Luôn ở phường 2, thị xã Vĩnh Châu tâm sự, những năm gần đây, củ hành tím Vĩnh Châu luôn bị lao đao vì không có đầu ra và giá quá thấp. Ba niên vụ gần đây nhất, anh chỉ hòa vốn và lỗ, trong khi phải bỏ trắng công chăm sóc; vụ mới này vẫn chưa biết sẽ ra sao.

“Mỗi năm gia đình thường trồng 4 công hành tím, nhưng năm nay tính chỉ trồng nửa diện tích đó bởi chưa biết hướng giá cả thế nào. Giá hành tím giống giờ cũng cao hơn trước, nhưng có đất thì phải trồng chứ cũng chưa biết trồng cây gì khác”, anh Luôn nói.

dau vu hanh tim: nong dan soc trang thap thom lo dau ra hinh 0
Người trồng hành tím ở Sóc Trăng chưa yên tâm về giá thị trường và đầu ra sản phẩm.
Chung nỗi lo như anh Luôn, ông Châu Tấn Sinh, nay đã 75 tuổi đang chăm sóc 2,5 công hành tím cho biết, ông đã gắn bó hàng chục năm với củ hành tím, nhưng không thời gian nào khó khăn như những năm gần đây. Hành tím luôn bị rớt giá thê thảm mỗi khi bước vào vụ thu hoạch. Bên cạnh đó, vật tư nông nghiệp, đặc biệt là giống hành năm nay giá khá cao, kết hợp với dịch bệnh tấn công mạnh, nên chi phí đầu vào sẽ tăng đáng kể. Năm nay, nếu giá hành tím không cải thiện, thách thức cho người nông dân là rất lớn.

“Người trồng hành bây giờ phải lo đủ thứ, trong khi đó nếu giá hành tăng cao còn bù đắp được chi phí, còn giá bấp bênh như mọi năm chắc chắn không hiệu quả. Hộ nào không phải vay mượn vốn để sản xuất còn đỡ, nếu phải vay vốn mà giá cả như vậy sẽ lâm vào tình cảnh vô cùng khó khăn”, ông Sinh cho biết.

Được biết, giá hành giống năm nay dao động trên dưới 40.000 đồng/kg, có lúc lên tới 50.000 đồng/kg. Trong khi để trồng được 1 công hành cần ít nhất gần 100 kg hành giống, chi phí mất gần 4 triệu đồng. Hiện nay, có rất nhiều hộ đã không còn mặn mà với củ hành tím mà chuyển sang trồng cây khác, với hy vọng có giá hơn; trong khi cũng còn rất nhiều diện tích đang được người dân bỏ trống vì không còn đủ vốn đầu tư sản xuất.

Hành tím là cây trồng truyền thống có từ trăm năm nay trên vùng đất cát ven biển thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, được xem là cây xóa nghèo. Mỗi năm, địa phương có từ 5.000 – 7.000 ha hành được xuống giống, cho sản lượng trên dưới 100.000 tấn mỗi năm.

Tuy nhiên, cũng như những năm trước, trong niên vụ 2015-2016, hành tím Vĩnh Châu tiếp tục được dự báo sẽ còn hết sức khó khăn và thách thức nếu bài toán  đầu ra, giá cả cho nông sản truyền thống này không được giải quyết kịp thời./.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top