Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 11 năm 2018 | 11:43

Dạy trẻ khuyết tật: Hành trình của nhiệt huyết, chân thành, kiên nhẫn

Mang lại hạnh phúc cho trẻ khuyết tật và gia đình các em là hành trình nhiều nước mắt, đầy khó khăn và muôn vàn thử thách. Giáo viên hỗ trợ, can thiệp trẻ khuyết tật cần sự kiên nhẫn, nhiệt tình và trên cả là tình thương, lòng yêu nghề.

Đó là chia sẻ của thầy giáo Trần Cao Quanh (sinh năm 1989), giáo viên Trung tâm Hỗ trợ Can thiệp sớm Huế (TP. Huế, Thừa Thiên - Huế) về nghề giáo viên dạy trẻ tự kỷ.

 

tr8ta.jpg
Trẻ được can thiệp, hỗ trợ theo hình thức 1 - 1.

Bước ngoặt

Tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục, Trường ĐHSP Huế năm 2011, ước mơ của thầy Quanh cũng như các bạn đồng môn là được đứng bục giảng tại trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc là giáo viên hướng nghiệp trong trường phổ thông. Nhưng cuộc sống đã chuyển thầy đi theo ngã rẽ khác - trở thành giáo viên dạy trẻ khuyết tật, nghề rất ít giáo viên nam có thể làm được.

Nghe tâm sự của thầy Quanh, câu chuyện trở thành giáo viên khuyết tật như hiện tại có lẽ được khởi nguồn từ lúc còn là sinh viên. Lúc đó, thầy đã năng nổ tham gia hoạt động tình nguyện tại các trung tâm hỗ trợ trẻ khuyết tật trong TP. Huế. Sau khi ra trường, thầy được giới thiệu về làm tại Tịnh Trúc Gia - Trung tâm dạy nghề và đời sống cộng đồng cho người trẻ khuyết tật, thuộc Hiệp hội vì sự phát triển ngành sư phạm trị liệu tại Việt Nam (EURASIA) do GS. Hà Vĩnh Thọ,  Việt kiều tại Thụy Sĩ thành lập.

Ban đầu, thầy Quanh chỉ nghĩ đây là công việc tạm thời trong lúc chờ xin đi dạy. Nhưng, không ngờ chính trong quá trình ấy, thầy Quanh nhận thấy nhiều trẻ bị khuyết tật, nhiều gia đình trong hoàn cảnh thương tâm. Sự chạnh lòng ấy đã thôi thúc thầy giáo trẻ tiếp tục học tập, bổ túc nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các chứng chỉ nghiệp vụ về dạy trẻ khuyết tật.

Tịnh Trúc Gia là trung tâm chất lượng, nhưng ở đây chủ yếu nhận trẻ vị thành niên trở lên. Vậy, các em ở độ tuổi nhỏ hơn thì thế nào? Bởi lẽ, nếu trẻ được phát hiện khiếm khuyết sớm, từ đó có biện pháp can thiệp, hỗ trợ, các em sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn.

Những băn khoăn, trăn trở của người giáo viên trẻ đầy tình thương ấy đã đưa thầy đi đến quyết định xin nghỉ việc tại Tịnh Trúc Gia để hỗ trợ trẻ khuyết tật ở độ tuổi nhỏ hơn.

Chỉ “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”, thầy Quanh liên hệ các chuyên gia, thầy cô và bạn bè - những người cùng nỗi lòng trăn trở với trẻ khiếm khuyết để thực hiện mong ước của mình. Đến tháng 7/2017, thầy cùng 3 “đồng nghiệp” và với sự hỗ trợ của chuyên viên giáo dục đặc biệt Trần Minh Khánh, Trưởng dự án Eurasia - Thụy Sĩ, Trung tâm Can thiệp sớm Huế  được thành lập. Trong đó xác định trung tâm đảm nhận vai trò chính là tư vấn, đánh giá và can thiệp cho các cháu có nhu cầu đặc biệt.

Niềm vui lẫn nước mắt

Trung tâm Can thiệp sớm Huế hiện có 8 giáo viên hỗ trợ cho 14 cháu đặc biệt (đa số mắc hội chứng tự kỷ). Trong đó 11 cháu học theo hình thức bán trú, 2 cháu học theo giờ cá nhân và 1 cháu học hòa nhập tại trường mầm non (giáo viên của trung tâm đến can thiệp, hỗ trợ trẻ tại trường).

 

tr8t.jpg
Trẻ tham gia hoạt động vui chơi theo ngày lễ, ngày hội.

 

Từng bước phát triển và hoàn thiện, hiện Trung tâm được chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, hỗ trợ các kỹ năng để tự phục vụ bản thân, hòa nhập cuộc sống. Ở nhóm này, các cháu sẽ được học theo giờ cá nhân với hình thức 1 - 1 (1 cô - 1 trò), được tham gia các giờ hoạt động chung của nhóm. Nhóm thứ 2, tiền tiểu học; các cháu được học chung theo hình thức “tiết học” để “tốt nghiệp” ra trường tham gia học hòa nhập.

Chia sẻ về công việc hiện tại, thầy Quanh nói: “Mặc dù các em cùng có hội chứng tự kỷ nhưng mỗi em có một nét riêng, không giống nhau. Nếu muốn gắn bó với nghề thì ngoài việc phải nắm chuyên môn tốt thì sự nhiệt huyết, chân thành và kiên nhẫn là điều cần thiết. Bởi, nếu không có lòng kiên nhẫn và tình thương yêu thật sự thì rất khó để làm công việc này. Mỗi khi các cháu xuất hiện các hành vi như la hét, cắn, khóc, tự hủy hoại bản thân... thì giáo viên phải bình tĩnh xử lý và uốn nắn hành vi cho trẻ. Chỉ cần một phút nóng giận, mất bình tĩnh thôi là phương pháp can thiệp và trị liệu sẽ không đưa lại kết quả”.

Khi được hỏi về cảm xúc của nghề đang làm, thầy Quanh nói: “Đó là niềm vui pha lẫn nước mắt khi học sinh của mình làm được những điều đơn giản như ngồi yên vào ghế 5 - 10 phút, bật ra những ngôn ngữ nói đầu tiên hay tự cầm muỗm xúc cơm tự ăn... Làm giáo viên dạy trẻ tự kỷ thì đó là niềm vui tuy giản đơn nhưng mang lại rất nhiều ý nghĩa”.

Chị L.T.K.C (phụ huynh có con đang theo học tại Trung tâm) xúc động cho biết: “Cháu H.L.M.A (4 tuổi) học tại Trung tâm  5 tháng nay. Hiện, cháu đã tiến bộ khá nhiều, có thể tự làm nhiều việc để phục vụ cá nhân. Sự tiến bộ của cháu là nhờ thầy cô ở Trung tâm tận tình chỉ dạy và hướng dẫn tôi dạy cháu ở nhà, nhiều cách dạy cháu hay lắm. Tôi rất cảm ơn thầy cô ở đây”.

Cô Lê Thị Kim Anh, Giám đốc Trung tâm, tâm tư: Mặc dù cơ sở vật chất còn khó khăn nhưng với lòng yêu nghề, đội ngũ giáo viên của trung tâm luôn nỗ lực, tận tâm đồng hành cùng các cháu. Mong mỏi lớn nhất của chúng tôi là nhận được sự phối hợp, đồng hành từ phía gia đình. Có như vậy, trẻ mới nhanh tiến bộ.

“Hiện, số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng, với một trẻ tự kỷ, sinh hoạt quy định hằng ngày có thể không được thực hiện. Gia đình rất cần được tư vấn và trợ giúp. Là giáo viên dạy trẻ tự kỷ, chúng tôi cũng hy vọng mọi người không còn cái nhìn kỳ thị hay tẩy chay trẻ tự kỷ, bởi điều đó sẽ giết chết tương lai của các con. Bởi vậy, dù có áp lực hay từng chán nản nhưng chỉ một sự tiến bộ nhỏ của trẻ cũng khiến tất cả mệt mỏi của thầy cô tan biến”, cô Kim Anh nói.

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top