Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 3 tháng 4 năm 2019 | 17:17

Để "bã mía quý hơn nước mía"!

Đánh giá đây là thời điểm khó khăn nhất đối với ngành mía đường từ trước đến nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có những chỉ đạo có tính chất “tư vấn” để ngành mía đường nâng cao khả năng cạnh tranh.

c1ef114a36f5nghintanduongnhap15879c56456b854895c72c56033e-1437186293159-48-0-278-450-crop-1437186338221.jpg
Ảnh minh họa.

 

Giá chưa cải thiện

Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Hiệp hội Mía đường Việt Nam chiều nay (3/4), tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, hiện tại cả nước có 36 nhà máy đường, tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 tấn mía/ngày, tăng 12,7 lần so với năm 1995. Diện tích mía cả nước có khoảng 300.000ha, tăng khoảng 10 lần so với năm 1995. Hàng năm ngành mía đường đã sản xuất khoảng 1,5 triệu tấn đường (tạo giá trị khoảng 300.000 tỷ đồng), đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, tham gia bình ổn thị trường giá cả trong nước.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ mía đường 2018/2019 là niên vụ thứ ba liên tiếp chịu sự tác động tiêu cực của khí hậu thời tiết, giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, nhất là kết quả kinh doanh giảm sút, thua lỗ của nhiều nhà máy/công ty trong niên vụ 2017/2018. Tính đến ngày 15/3, có 36/36 nhà máy đường đã vào vụ sản xuất, ép được gần 8 triệu tấn mía, sản xuất được 750.000 tấn đường các loại.

Tình hình tiêu thụ đường rất chậm do tồn kho từ vụ trước lớn. Giá đường có được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, giá bán phổ biến đường kính trắng RS khoảng 10.500 đồng/kg. Nguyên nhân chủ yếu là tồn khi lớn từ trước, buôn lậu chưa giảm. Đường lỏng tiếp tục nhập khẩu gia tăng (năm 2014 nhập khẩu 46.000 tấn thì năm 2018 nhập khẩu 140.000 tấn, tăng hơn 3 lần)...

Ước thực hiện niên vụ 2018/2019, sản lượng mía đạt khoảng 14 triệu tấn, sản lượng đường đạt khoảng 1,3 triệu tấn, giảm so với niên vụ trước và tương đương niên vụ 2015/2016 và 2016/2017. Dự kiến tình hình sản xuất niên vụ 2019/2020 sẽ tiếp tục giảm so với niên vụ 2018/2019, diện tích còn khoảng 220.000ha, sản lượng mía khoảng 13 triệu tấn và sản lượng đường khoảng 1,25 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018/2019.

Để "bã mía quý hơn nước mía"!

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, tại các nước cơ cấu sản phẩm đường chỉ chiếm 60%, còn lại 40% là các sản phẩm phụ (điện, cồn, phân vi sinh...) trong khi đó các nhà máy Việt Nam chủ yếu làm ra sản phẩm đường nên chi phí giá thành sản xuất cao, không đủ sức cạnh tranh với đường của các nước, nhất là Thái Lan.

Chính vì thế, câu chuyện cơ cấu lại công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đủ khả năng cạnh tranh đã được đặt ra với mục tiêu phấn đấu giá thành đường dưới 10.000 đồng/kg. Theo hướng đi này, cùng với sản phẩm đường các loại (đường trắng, đường luyện, đường oganic...), thì các doanh nghiệp/nhà máy sẽ phát triển thêm các sản phẩm: điện sinh khối từ bã mía; nhiên liệu sinh học (ethanol, cồn từ mật rỉ và mía); phân bón hữu cơ, vi sinh từ bã bùn.

56171683_1257438381071530_6681886424335122432_n.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lắng nghe trao đổi từ các đại diện của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Huân)

 

Với cương vị “tư lệnh” ngành, tại buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tư vấn nên tận dụng bã mía để làm giá thể nấm. Đây là hướng tiếp cận mới. Bộ trưởng dẫn chứng mô hình ở Vĩnh Phúc, làm nấm trên diện tích hơn 2.000m2, nhưng tháng nào cũng thu 400-500 triệu nấm tỏi gà. Rồi mô hình trồng nấm rơm tại Lâm Đồng, cứ 1m2 nấm rơm bằng công nghệ của Nhật Bản cho 20 kg nấm mà 1kg nấm bây giờ bán được 150.000 đồng.

Với công nghệ như vậy, Bộ trưởng khẳng định, lúc đó “bã mía quý hơn nước mía” và đề nghị các doanh nghiệp nên sang Nhật Bản học công nghệ và nhập giống gốc về và ngành mía đường phải có Viện chuyên sâu về cái này. “Chứ còn đốt ra điện thì tôi cho cũng chỉ là tận dụng trong giai đoạn quá độ, lãng phí, ô nhiễm” – Bộ trưởng nói. Theo Bộ trưởng, việc dùng bã mía làm giá thể nấm là tốt, sau bã có thể làm phân. Đặc biệt, nấm sẽ là sản phẩm thức ăn tiềm năng, trong 10 năm nữa chưa sản xuất đủ.

Câu chuyện dùng lá chuối hay hộp làm từ bã mía, túi ngô đựng thực phẩm tại các siêu thị đang được các siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh hưởng ứng đã làm dấy lên chuyện nâng cao giá trị cho các sản phẩm phụ từ sản xuất nông nghiệp trong dư luận xã hội những ngày qua. Với “tư vấn” của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bã mía vốn là phụ phẩm ít có giá trị lại có thể sử dụng làm nấm để nâng cao giá trị ngành mía đường.

Để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành mía đường, Bộ trưởng cho rằng, “phải giảm giá thành tối đa ở tất cả các khâu, nâng cao giá trị tối đa cho các nhóm sản phẩm". Về phía Bộ, trong thời gian tới, sẽ đồng hành cùng Hiệp hội, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất giống 3 cấp để đáp ứng đủ giống cho nông dân trồng, qua đó nâng cao năng suất trồng mía của Việt Nam lên 90-100 tấn, thay vì 50-60 tấn như hiện nay.

Cùng với đó, về hệ thống canh tác cần cơ giới hóa tất cả các khâu, tưới nước khoa học và bón phân cân đối để tạo ra sản phẩm chất lượng, chi phí sản xuất thấp. Bộ trưởng cũng đồng ý với đề xuất thành lập Trung tâm kiểm soát chữ đường – một cơ quan trung gian để xác định chữ đường, lấy lại niềm tin cho người trồng mía để xác định giá trị mía chính xác, thay vì mua xô, bán xô như hiện nay./.

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top