Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 6 tháng 1 năm 2019 | 17:43

Để nông sản Việt Nam không ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc

Việc Trung Quốc siết chặt truy xuất nguồn gốc nông sản nhập khẩu buộc các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc liên kết và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trung bình, mỗi ngày có khoảng 60.000 tấn nông sản các loại từ Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu của Lạng Sơn như: Bình Nghi, Tân Thanh, Cốc Nam và Hữu Nghị… Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các cơ quan chức năng của tỉnh đã chủ động tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đồng thời khuyến cáo các doanh nghiệp, thương nhân có hoạt động xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn có kế hoạch kinh doanh cụ thể để tránh rủi ro.

Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII cho biết: “Việc truy xuất nguồn gốc hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII đã tuyên truyền đến tất cả các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc nắm được quy định kịp thời, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, đăng ký vườn trồng”. 

de nong san viet nam khong un u tai cac cua khau phia bac hinh 1
Muốn đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, doanh nghiệp cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. (Ảnh: KT)

 Nông sản, hoa quả xuất khẩu của Việt Nam sang nước bạn chủ yếu là chôm chôm, sầu riêng, thanh long, dưa hấu, nhãn, chuối quả, tinh bột sắn… Việc Trung Quốc siết chặt quản lý truy xuất nguồn gốc đối với nông sản nhập khẩu buộc các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc liên kết với người nông dân trong quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng: “Cần tiếp tục theo sự chỉ đạo của Bộ, đàm phán thực hiện theo các vấn đề rào cản kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm để mở thêm các trái cây có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ngoài 8 trái cây xuất khẩu chính ngạch, sẽ tiếp tục làm hồ sơ đàm phán để mở cửa một số quả, củ khác sang thị trường này”.

Mới đây, Hải quan Trung Quốc đã đồng ý xem xét mở cửa nhập khẩu thêm một số loại trái cây Việt Nam, trong đó, sầu riêng là loại quả được ưu tiên hàng đầu, tiếp đó là bưởi, chanh dây, khoai lang, dừa, mãng cầu, măng cụt... Đây là thông tin đáng mừng nhưng cũng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuyển hướng sản xuất, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, định hướng sản xuất cho phù hợp nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc./.

 

 

Hoàng Khánh
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top