Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 21 tháng 11 năm 2017 | 9:31

Đề nghị EU rút “Thẻ vàng”; sớm phê chuẩn Hiệp định EVFTA

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh điều này khi làm việc với ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, chiều 21/11.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ EU tại Việt Nam. Ảnh: VGP/Thành Chung

Ông Bruno Angelet đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã tích cực chỉ đạo các Bộ, ngành trong Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-EU chuẩn bị các bước cần thiết để triển khai các thoả thuận của Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) trong năm 2018. Phía EU cũng đã gửi báo cáo về lộ trình, định hướng chung thực hiện EVFTA tới Bộ Công Thương để hai bên phối hợp hoàn thiện.

Đại sứ Bruno Angelet cũng cho biết việc hai bên ký kết Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) sẽ có vai trò quan trọng trong thúc đẩy việc ký kết, phê chuẩn EVFTA và phát triển bền vững.

Để triển khai PCA, Trưởng phái đoàn EU cũng cho biết, trong tuần tới sẽ diễn ra sự kiện quan trọng đối với hai bên là Đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, sẽ góp phần làm tăng cường hiểu biết và thúc đẩy mối quan hệ của hai bên trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, EVFTA cần hướng tới cân bằng lợi ích của hai bên, tôn trọng các điều khoản mà EU và Việt Nam đã đạt được tại EVFTA; khẳng định EVFTA có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam và EU. Đồng thời, đề nghị hai bên phối hợp thúc đẩy việc ký và phê chuẩn Hiệp định trong nửa đầu năm 2018.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, việc chỉnh sửa các nội dung hợp tác kinh tế chỉ nên liên quan tới các vấn đề về PCA chứ không nên đưa các lĩnh vực khác như nhân quyền vào EVFTA. Phó Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương của Việt Nam là phối hợp với quốc tế để bảo vệ tốt hơn quyền con người, trên cơ sở các bên tôn trọng các khác biệt về lịch sử, văn hoá, đối thoại thẳng thắn để thu hẹp các vấn đề khác biệt.

 

Ảnh: VGP/Thành Chung

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam mong muốn EU tôn trọng cơ chế đối thoại về nhân quyền của hai bên như hiện nay để nhất quán với các cơ chế đối thoại nhân quyền như với các quốc gia khác.

“Tôi hy vọng cuộc đối thoại nhân quyền của hai bên trong tuần tới sẽ thảo luận thẳng thắn, cởi mở và sẽ thành công”, Phó Thủ tướng nói.

Tại buổi làm việc với Phái đoàn EU, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng bày tỏ đáng tiếc khi EU đã ban hành “Thẻ Vàng”- cảnh báo việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo đối với thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tạo ra môi trường phức tạp hơn khi hai bên đang đẩy mạnh hợp tác thương mại-đầu tư.

Việt Nam đánh giá cao khuyến nghị của EU nhằm hỗ trợ Việt Nam xử lý các vấn đề về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo. Các khuyến nghị phù hợp với chủ trương của Việt Nam là thực hiện chính sách nghề cá bền vững, phòng, chống tiến tới chấm dứt các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp. Các cơ quan của Việt Nam đã và đang nỗ lực tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để xử lý, ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng này.

Phó Thủ tướng mong muốn EU sớm rút “Thẻ Vàng” để không tạo lo lắng cho ngư dân Việt Nam và ảnh hưởng tới việc hai bên ký EVFTA trong thời gian tới.

Ông Bruno cho biết, EU sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để thực hiện các giải pháp cần thiết, đi đến sớm rút “Thẻ Vàng” cho thuỷ hải sản của Việt Nam.

  
 
 
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top