Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 20 tháng 5 năm 2018 | 7:52

Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp

Tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

Tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
 
Diễn đàn nhằm cung cấp thông tin, cập nhật diễn biến chính sách mới của Hoa Kỳ. Đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, tiếp xúc để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương.
 
Trong khuôn khổ của diễn đàn gồm có 2 phiên thảo luận chuyên sâu. Phiên thứ nhất bàn về “Chủ đề những thay đổi trong chính sách thương mại Hòa Kỳ và tác động đến hàng xuất khẩu của Việt Nam”. Phiên thứ hai bàn về “Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức nắm bắt thời cơ”.
 
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, kể từ khi Hiệp định thương mai song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực đến nay, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên tục phát triển, tăng trưởng khá cao. Kim ngạch trao đổi xuất khẩu 2 chiều giữa 2 nước từ đó đến nay đã tăng 47 lần. Từ 220 triệu đô la Mỹ năm 1994, lên đến 1,4 tỷ năm 2001, và đạt 50,81 tỷ đô la Mỹ năm vừa qua. Việt Nam hiện là đối tác lớn thứ 16 của Hoa Kỳ, và từ hơn 10 năm qua thì Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
 
Theo ông Đỗ Thắng Hải, tăng trưởng thương mại 2 chiều diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương giữa 2 nước diễn ra trên tất cả các mặt, từ an ninh chính trị, cho đến phát triển kinh tế...và đi vào chiều sâu. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, hài hòa sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong thời gian tới. Đây cũng là tinh thần chung đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhất trí trong tuyên bố chung Việt Nam  - Hoa Kỳ vào tháng 5/2017.
hinh-2-10.JPG
Đại diện cho một số đơn vị, doanh nghiệp tham gia diễn đàn

Tuy nhiên, ông Hải cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, từ trước đến nay hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường rộng lớn của Hoa Kỳ chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như dệt may, da giày...Trong khi đó các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, các sản phẩm tiêu dùng cao cấp, liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người vẫn chiếm tỉ trọng thấp. Một trong những thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam là hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ đặt ra với các hàng nhập khẩu khá khắt khe.

Dưới góc độ doanh nghiệp tham gia diễn đàn, chia sẻ về những kinh nghiệm xây dựng năng lực đáp ứng tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ và hướng tiếp cận thị trường người gốc Mỹ La Tinh của Hoa Kỳ, ông Lê Nguyên Hòa, Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Nutifood cho biết: “Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood được thành lập từ năm 2000, với các sáng lập viên là bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, với tâm nguyện mỗi sản phẩm làm ra, trước hết phải nhằm đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cộng đồng”. Cũng theo ông Hoà, NutiFood cũng là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới phát triển sản phẩm cho trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi Grow Plus, và liên tục 2 năm liền 2016-2017, Grow Plus của NutiFood đứng đầu thị phần sản lượng trong ngành sữa đặc trị trẻ em tại Việt Nam, vượt qua nhiều công ty đa quốc gia hùng mạnh. Đây cũng là điểm thu hút Công ty Thực phẩm Delori tại California, một công ty có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm, có mối quan hệ hợp tác với các nhà bán lẻ, kênh phân phối lớn ở Mỹ và khu vực Mỹ La Tinh, quan tâm tìm hiểu và xúc tiến các hoạt động nhằm nhập khẩu sản phẩm của NutiFood vào Mỹ. Từ buổi tiếp xúc đầu tiên với Delori, Notifood đã mất gần 2 năm để có thể xuất khẩu được lô hàng đầu tiên và lên kệ hàng của các siêu thị Mỹ.
hinh-3-3.JPG
Một gian hàng tham gia tại diễn đàn do Bộ Công thương tổ chức

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng vụ Thị trường Châu Âu cho biết: “Tôi rất mừng là các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm đến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Cái mừng nhất ở đây là Nutifood không coi những yêu cầu của thị trường là những rào cản, mà coi đó là những tiêu chuẩn và tìm cách đáp ứng những tiêu chuẩn đó bằng cách đầu tư cho việc sản xuất hết sức là chuyên nghiệp”./.

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top