Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 4 năm 2018 | 11:15

Đồng vốn nhỏ, ý nghĩa lớn

Sau 15 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Nghệ An vừa không ngừng lớn mạnh và phát triển, vừa thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chính trị được giao.

Đến nay, tổng dư nợ của 18 chương trình tín dụng ưu đãi do ngân hàng triển khai đạt trên 7.000 tỷ đồng với khoảng 297 ngàn hộ vay vốn. Nguồn vốn ưu đãi đã góp phần thu hút và tạo việc làm cho trên 81 ngàn lao động; trên 244 ngàn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hơn 209 ngàn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; xây mới và sửa chữa gần 28.164 căn nhà cho hộ nghèo và 502 hộ gia đình được vay làm nhà ở phòng tránh bão, lụt…

Với mạng lưới gần 8.400 Tổ tiết kiệm và vay vốn phủ kín khắp các thôn, xóm trong toàn tỉnh cùng hơn 470 Điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, NHCSXH tỉnh Nghệ An đã chuyển tải kịp thời nguồn vốn ưu đãi đến đúng các đối tượng thụ hưởng; hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, gia đình đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn… có nhu cầu, đủ điều kiện đều được vay vốn thuận lợi. Những đồng vốn nhỏ đã thực sự có ý nghĩa lớn khi giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

01.jpg

Từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng Chương trình cho vay giải quyết việc làm, gia đình chị Vũ Thị Minh Huệ ở  xóm 7,  xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương đã đầu tư chuồng trại nuôi lợn. Có lãi, gia đình đầu tư cải đồi trồng rừng cho hiệu quả kinh tế cao.

02.jpg

Địa chỉ quen thuộc của bà con xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương, nơi những cán bộ tín dụng chính sách hàng tháng giao dịch cùng Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn hộ nghèo, đối tượng chính sách.

03.jpg

Gia đình chị Nguyễn Thị Thanh ở xóm 12, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương được vay 50 triệu đồng Chương trình giải quyết việc làm đầu tư máy, nguyên liệu làm bánh đa, gia đình có việc làm, thu nhập ổn định.

04.jpg

Là hộ nghèo, gia đình chị Nguyễn Thị Hợi ở xóm 5, xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương có 3 con đi học, gia đình được vay cho 2 con đi học đại học. Ra trường, 2 con chị có việc làm ổn định, con lớn đã trả hết nợ cho ngân hàng và con thứ 2 đã có việc làm có thể lo cho em thứ 3 đi học. Gia đình chị còn chịu khó làm ăn nên không những thoát nghèo còn xây được nhà ở khang trang.

05.JPG

Khởi đầu từ 40 triệu đồng Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh, cùng với vốn của gia đình, năm 2013, gia đình anh Đào Văn Cường ở xóm Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành đã đầu tư cải tạo ao nuôi cá, nuôi vịt đẻ… Sau 4 năm, gia đình đã có trang trại lợn hàng trăm con, hàng ngàn con vịt đẻ… và được đánh giá là hộ sản xuất giỏi trong xã.

06.jpg

Anh Lê Sỹ Hà ở thị trấn Đô Lương được vay 50 triệu đồng đầu tư máy móc, nguyên liệu làm kẹo cu đơ, kẹo lạc các loại, nhờ đó, gia đình có việc làm ổn định.

07.JPG

Nhà đông con, cuộc sống có nguy cơ nghèo, gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm ở xóm Quang Trung, xã Long Thành, huyện Yên Thành được vay 30 triệu đồng Chương trình hộ cận nghèo đầu tư chăn nuôi lợn nái, ong lấy mật, nhờ chịu khó, cuộc sống gia đình từng bước được cải thiện.

08.JPG

Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành.

09.jpg

Cuộc sống của người dân là hộ nghèo, đối tượng chính sách quê Bác sẽ khấm khá như những cánh đồng lúa xanh tốt.

 

 

Trần Việt
Ý kiến bạn đọc
Top