Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2016 | 1:42

Dự án cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo ở Thái Nguyên: Cần nhân rộng

Phú Bình là huyện phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều tiềm năng về phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò.

Mô hình “Cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo” đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi ở Thái Nguyên.

Những năm qua, huyện chú trọng phát triển đàn bò, nhiều nguồn gen chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất thông qua công tác thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn bò địa phương, nhằm tạo ra đàn bò cái nền đủ tiêu chuẩn lai tạo với tinh bò đực ngoại có năng suất, chất lượng cao.

Năm 2015, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên triển khai mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo thuộc Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì. Dự án được triển khai tại hai xã Tân Đức, Đồng Liên (huyện Phú Bình) với 125 hộ tham gia, quy mô 250 bò cái được thụ tinh nhân tạo.

Sau hơn một năm thực hiện dự án, các hộ nuôi bò đã biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và dinh dưỡng trong chăn nuôi; biết trồng, chế biến và bảo quản các phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương làm thức ăn cho bò. Việc tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp  bước đầu giải quyết được một phần khó khăn về thức ăn cho gia súc trong mùa đông. Thông qua tập huấn kỹ thuật, phần lớn các hộ đã thay đổi nhận thức, chuyển sang phối giống cho bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhanh chóng tiếp cận các giống bò có tiến bộ di truyền cao của thế giới.

Kết quả, tỷ lệ bò phối chửa lần 1 đạt 74,8% (cao hơn so với yêu cầu dự án 9,8%). Do dự án sử dụng tinh bò Brahman, Droughmaster và BBB nên trọng lượng bê sơ sinh khá cao, bình quân đạt 25,82 kg/con (yêu cầu của dự án khoảng 20kg/con). Đến 6 tháng tuổi, tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, trọng lượng trung bình 105 kg/con (trong khi bê nhảy trực tiếp chỉ đạt 65-70 kg/con). Với giá bán bê lai 12 triệu đồng/con, bê nội bán 6 triệu đồng/con, 250 con bê lai sinh ra cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng.

Mô hình “Cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo” đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, có thể nhân rộng trên địa bàn.

Thu Hằng

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top