Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 2 năm 2018 | 15:35

Dừng chân ở Q Sapa Hotel để trân quý văn hóa bản địa

Sau khi rảo bước trên những con phố đẫm sương, lang thang xuống bản làng trong cái lạnh 20 C ở thị trấn Sa Pa, tôi vẫn thích dừng lại bên chậu than hồng, xuýt xoa thưởng thức tách trà ngon ở Q Sapa Hotel.

Đã nhiều lần đặt chân đến xứ sở trong mây, tôi chưa bao giờ muốn ngừng khám phá Sa Pa  (Lào Cai )để ngắm những dải mây trắng vấn vít đỉnh núi hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang vàng rực uốn lượn hay rong ruổi trên những cung đường xanh mướt mắt. Đôi lúc, tôi dừng lại trong bản, xem một điệu múa khèn của người Mông, trang phục người Dao, người Giáy để chiêm bái nét văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Và lần nào cũng vậy, tôi chọn Q Sapa Hotel như  một sự thỏa mãn mong muốn được khám phá trọn vẹn nét đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng, vừa bí ẩn của vùng đất này.

 

tr60t.JPG
Du khách ngồi sưởi ấm và ngắm tranh tại sảnh khách sạn Q Sapa Hotel.

 

Nép mình bên hồ giữa trung tâm thị trấn, Q Sapa Hotel không bề thế như trăm nghìn khách sạn khác nhưng nó lại nổi bật một cách rất riêng. Bước vào Q Sapa Hotel, lần đầu tiên tôi cảm nhận được không khí ấm áp và nồng hậu khi cậu lễ tân người Dao tên Lý Láo San niềm nở xách đồ và mời tôi một tách trà nóng. Rồi lần lượt tôi gặp các cô cậu người Giáy, người Mông khác ở bộ phận phòng, bếp, ai nấy đều thân thiện, cởi mở.

Tất cả các phòng nghỉ tại đây được bố trí và trang bị đầy đủ tiện nghi không kém gì khách sạn 4 sao. Từ trên ban công tầng 5, tôi dễ dàng phóng tầm mắt bao quát cả một vùng hồ, núi hữu tình trong hương thơm dìu dịu của những khóm hoa hồng. Giống hoa hồng nhung, hồng bạch cổ chỉ sống ở Sa Pa nở to như miệng bát, cánh dày mịn như nhung. Sự kết hợp hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên sinh động và không gian ấm cúng đã tạo ra một Q Sapa Hotel mang phong cách rất riêng...

Ở Q Sapa Hotel, tôi đặc biệt thích không gian văn hóa Việt đa dạng, từ những họa tiết tinh tế của gốm Bát Tràng, Chu Đậu, những hoa văn truyền thống của bà con dân tộc, đến những bức tranh sơn mài khắc họa phiên chợ tình Sa Pa, phong cảnh núi rừng, bản làng, các em bé dân tộc, cụ già người Dao, Tày...  được bố trí, phối màu hài hòa, khơi gợi không gian thuần Việt.

Anh Trần Quang Thắng, một trong những người vun đắp Q Sapa Hotel từ ngày còn là ý tưởng, chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên tại Sa Pa, tôi gắn bó với nghề hướng dẫn viên du lịch nhiều năm. Càng tìm tòi, khám phá mảnh đất này, tôi càng thấy yêu mến và gắn bó hơn. Mỗi đoàn khách đều được tôi hướng dẫn với niềm tự hào khi giới thiệu về vẻ đẹp đậm chất văn hóa của nó. Q Sapa Hotel được hình thành từ niềm đam mê đó. Chúng tôi đã đến Thanh Hóa để tìm loại đá tốt nhất làm quầy, bàn; đi Bát Tràng và Chu Đậu mua đồ gốm; đến các xã Tả Van, Lao Chải (Lào Cai) đặt hàng thổ cẩm thêu tay về trải giường. Đặc biệt là 100 bức tranh sơn mài, sơn dầu được chúng tôi đặt họa sỹ vẽ mất 4 năm trời để trang trí cho 27 phòng của khách sạn. Mỗi phòng treo một bộ tranh, nhiều bức tái hiện phong tục tập quán, phong cảnh, sinh hoạt đặc trưng của đồng bào các dân tộc ở Sa Pa”. Có lẽ chính vì muốn đắm mình trong không gian đậm bản sắc văn hóa Việt ở Q Sapa Hotel mà có đến 90% khách hàng của khách sạn là người nước ngoài. Nhiều người trong số đó đã trở thành khách hàng thân thiết.

Chiều phố núi, ngồi trong cái rét ngọt để thưởng thức ly rượu ấm nồng và nhấm nháp món thịt lợn bản nướng, món gà rang, nồi lẩu cá hồi nghi ngút… mà Vàng A Vình, đầu bếp chính người Mông của Q Sapa Hotel vừa chế biến, tôi thấy mọi phiền muộn đời thường dường như tan biến.

Nguyên Hoa

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top